Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Sức khỏe 01/04/2022 19:21

Hormone nữ estrogen có liên quan mật thiết đến sự phát sinh ung thư vú. Đối với phụ nữ mãn kinh, do sự tiết ra estrogen giảm nên mô mỡ trở thành nguồn cung cấp chính của estrogen. Phụ nữ béo phì càng có nhiều mô mỡ, vì vậy chỉ số estrogen cũng tăng lên và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú, nhưng béo phì đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh. Để ngăn ngừa ung thư vú, điều quan trọng nhất là duy trì cân nặng phù hợp và giảm nguy cơ bị béo phì.

Mối liên quan giữa béo phì và ung thư vú

Hormone nữ estrogen có liên quan mật thiết đến sự phát sinh ung thư vú. Đối với phụ nữ mãn kinh, do sự tiết ra estrogen giảm nên mô mỡ trở thành nguồn cung cấp chính của estrogen. Phụ nữ béo phì càng có nhiều mô mỡ, vì vậy chỉ số estrogen cũng tăng lên và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Kết quả nghiên cứu cũng đã được công bố rằng tỷ lệ phụ nữ béo phì bị ung thư vú cao hơn người bình thường rất nhiều. Theo bài trình bày của Tiến sĩ Frederick Strand và nhóm của ông tại Bệnh viện Đại học Karolinska, Thụy Điển trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội X quang Bắc Mỹ vào 11/2017, họ đã quan sát 2.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú từ năm 2001-2008 cho thấy nếu ung thư được phát hiện ở phụ nữ thừa cân hoặc béo phì thì có nhiều trường hợp lớn hơn 2cm và tiên lượng vô cùng kém, bao gồm di căn, tái phát và tử vong. Do đó, nếu bạn có chỉ số BMI từ 30 trở lên, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ sống cao khi được phát hiện sớm. Nếu ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu thông qua việc tự kiểm tra và thăm khám thường xuyên, nó có thể được điều trị dễ dàng hơn.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Thói quen sống tốt để ngăn ngừa ung thư vú

Uống rượu thúc đẩy sự tiết ra estrogen và androgen trong cơ thể và có thể làm tăng sự phát sinh ung thư vú nên tốt nhất là đừng uống rượu.

Một chế độ ăn uống có kế hoạch tốt có thể hữu ích. Chế độ ăn ít chất béo, hạn chế chất béo ở mức 20% hoặc ít hơn là tốt, và tăng tỷ lệ chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Vì isoflavone, một hoạt chất có trong đậu nành, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư nên hãy tiêu thụ các loại đậu ít nhất 3 lần/tuần. Tránh chế độ ăn nhiều caffeine như cà phê, trà, sô-cô-la và thực phẩm trắng như gạo trắng, đường trắng, bột mì trắng và muối trắng.

Tập thể dục có tác dụng cải thiện kiểm soát cân nặng và hội chứng chuyển hóa, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú sau thời kỳ mãn kinh. Tập thể dục hơn 5 lần một tuần, từ 45 đến 60 phút có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. Nếu bạn cảm thấy mình liên tục tăng cân, chúng tôi khuyên bạn nên đi bộ sau bữa ăn. Bản thân việc tập thể dục đóng một vai trò tích cực trong việc cân bằng nội tiết tố và năng lượng trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều và giúp lưu thông máu.
(Theo Maekyung Healths)

CỰC HIẾM: Xuất hiện bệnh nhân ung thư mí mắt

Xuất hiện bệnh nhân ung thư mí mắt ở Trung Quốc, cảnh báo nhiều loại hình mới của bệnh ung thư.

TIN MỚI NHẤT