Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc

Sống khỏe 12/01/2019 05:05

Gần đây, Tiểu Minh khi đang đánh răng đột nhiên bị rụng một chiếc răng cửa. Cô đã đến Bệnh viện Nha khoa Hàng Châu để khám. Bác sĩ nói toàn bộ hàm răng trên của cô có thể không thể giữ được. Tại sao lại như vậy?

Tiểu Minh, 28 tuổi sống tại Chiết Giang, Trung Quốc có vóc dáng nhỏ nhắn, gu ăn mặc rất thời trang nhưng cô thường xuyên đeo khẩu trang để che đi khuôn mặt dưới của mình. Nguyên nhân là Tiểu Minh vừa phải nhổ toàn bộ hàm răng trên. Bác sĩ Lê Trí thuộc Bệnh viện Nha khoa Hàng Châu phụ trách điều trị cho Tiểu Minh nói: “Sau khi bị nhổ răng, cô ấy ngồi trong phòng khám hơn 20 phút, bác sĩ và y tá trong phòng chỉ biết lặng lẽ đi ra và không ai dám nói chuyện”.

Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc - Ảnh 1

Ảnh chụp X quang răng của Tiểu Minh trước khi bị nhổ, cho thấy toàn bộ răng hàm trên bị lỏng lẻo

Trên thực tế, Tiểu Minh đã biết rõ, hàm răng xấu của mình cũng không còn tác dụng gì nếu không nhổ đi bởi vì đa số đều bị lỏng lẻo. 6 tháng gần đây, răng của Tiểu Minh đã mất chức năng nhai. Ba bữa một ngày, cô chỉ có thể ăn được thực phẩm mềm, có khi ăn cháo và uống một chút nước canh. Đã từ lâu cô không biết mùi vị của thịt là như thế nào. Mỗi lần khi cùng đồng nghiệp đi ăn, cô thậm chí đều không động đũa, chỉ ăn một ít súp. Mọi người bảo cô ăn nhiều hơn, nhưng cô chỉ mỉm cười và nói “tôi đang giảm cân”.

Tiểu Minh nói: “Tôi nghĩ rằng răng lỏng lẻo dù ảnh hưởng đến việc ăn uống nhưng đúng lúc có thể giúp tôi giảm cân, chỉ cần không ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài là được. Tuy nhiên, một buổi sáng khi đang đánh răng, đột nhiên một chiếc răng bị rụng ra, tôi nghĩ phải đến bệnh viện để trồng răng. Nhưng nào ngờ, sau khi khám bác sĩ yêu cầu phải nhổ toàn bộ hàm răng trên. Tôi thực sự hối hận vì đã không coi trọng các vấn đề về răng miệng”.

Nguyên nhân dẫn đến Tiểu Minh phải nhổ cả hàm răng trên

Bác sĩ Lê Trí giải thích: Chính tình trạng viêm nha chu nghiêm trọng đã khiến răng của Tiểu Minh bị lỏng lẻo, mất đi chức năng nhai. Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng, mọi người đều có thể mắc phải.

Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc - Ảnh 2

Viêm nha chu đã khiến Tiểu Minh phải nhổ hết cả hàm răng

Các dấu hiệu đầu tiên của bệnh chẳng hạn như chảy máu trong khi đánh răng, đỏ và sưng nướu,… Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể lan sang toàn bộ răng trong miệng đồng thời gây viêm. Nếu bệnh tiến triển thành viêm nha chu thì lúc này mô liên kết giữa nướu và răng bị phá hủy, xuất hiện túi mủ trên nướu, vi khuẩn có hại tiếp tục làm tổn thương nướu khiến nướu dễ bị hoại tử, nguy cơ mất răng cao.

Thực tế, 6 năm trước 2 chiếc răng của Tiểu Minh đã xuất hiện tình trạng lỏng lẻo, khi đó cô cũng đến bệnh viện để khám, bác sĩ nói đây là viêm nha chu và cần được điều trị toàn bộ hệ thống răng. Sau khi dùng thuốc tiêu viêm, toàn bộ các triệu chứng đau sưng ở răng đều thuyên giảm, do vậy Tiểu Minh yên tâm và cũng không đến viện để tái khám định kỳ. Đến 6 năm sau, chiếc răng của cô bị rụng thì mới đi kiểm tra, nướu và xương ổ răng bị teo nghiêm trọng, chân răng bị lộ ra bên ngoài, điều này làm tăng thêm khó khăn cho việc trồng lại răng sau này.

Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc - Ảnh 3

Bác sĩ Lê Trí cũng nói thêm: "Viêm nha chu thay đổi từ nhẹ đến nặng, và thường mất vài năm đến vài thập kỷ lại tái phát, tùy vào cơ địa của từng người. Giống như Tiểu Minh là 6 năm vấn đề mới xuất hiện. Đặc biệt Tiểu Minh còn rất trẻ, đây thực sự là lời cảnh báo cho tất cả mọi người. Đối với bệnh nha chu cần phải được điều trị sớm, kịp thời”.

Sức khỏe răng miệng phụ thuộc vào thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều quan trọng nhất là đánh răng hai lần một ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Tiểu Minh cũng nhấn mạnh rằng, cô rất chăm chỉ trong việc đánh răng buổi sáng và buổi tối.

Tuy nhiên cô cũng giống rất nhiều người thường không dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn trong kẽ răng. Bởi bàn chải đánh răng chỉ làm sạch 70%, còn lại thực phẩm dính lại giữa 2 răng là nơi vi khuẩn sản sinh nhiều nhất và là mầm bệnh viêm nha chu.

Đột nhiên rụng răng, phải nhổ cả hàm trên vì quên một việc khi vệ sinh răng nhiều người mắc - Ảnh 4

Không thường xuyên dùng chỉ nha khoa lấy thực phẩm dính ở kẽ răng là nguyên nhân khởi phát bệnh viêm nha chu.

Ngoài ra, bác sĩ Lê Trí cũng khuyên mọi người thường xuyên kiểm tra răng. Những người răng miệng tốt 6 tháng hoặc 1 năm nên đi lấy cao răng một lần. Còn những người thường xuyên hút thuốc hoặc đã từng chẩn đoán mắc bệnh viêm nha chu nên3 tháng lấy cao răng 1 lần. Tuy nhiên, lấy cao răng không có nghĩa là điều trị viêm nha chu. Mà các mầm bệnh ẩn sâu trong nướu cần được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra kế hoạch điều trị để ngăn ngừa bệnh viêm nha chu tái phát.

Cô gái 28 tuổi rụng răng, móm mém như cụ bà 80 vì thói quen xấu

Một cô gái 28 tuổi lại có bộ răng móm mém, lỏng lẻo như một bà cụ, mất toàn bộ chức năng nhai thức ăn.

TIN MỚI NHẤT