Cách nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trĩ để có hướng điều trị hiệu quả nhất

Sống khỏe 19/07/2019 10:42

Nắm được nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ giúp bạn có hướng điều trị đúng cách và hiệu quả từ sớm. Đồng thời giúp phần nào ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nếu như xưa kia bệnh trĩ được đề cập như một căn bệnh của vua chúa thì trong xã hội hiện đại ngày nay bệnh xuất hiện khá phổ biến. Không quá khó để nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ và điều trị dứt điểm, tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. 

  1. Bệnh trĩ là gì?

dau hieu cua  benh tri anh 1
Bệnh trĩ hình thành khi những cấu trúc hệ thống mạch máu,  tổ chức nâng đỡ và lớp niêm mạc hay da phủ lớn chuyển sang trạng thái bệnh lý

Bệnh trĩ hình thành khi những cấu trúc hệ thống mạch máu,  tổ chức nâng đỡ và lớp niêm mạc hay da phủ lớn chuyển sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng hệ thống nâng đỡ gây sa búi và làm giãn mạch.

Thường xuyên rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ gây gia tăng áp lực thường xuyên và dẫn đến phình giãn, tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn.

Tuổi tác càng cao sẽ càng khiến các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ bị suy yếu, dẫn đến trĩ nội sa do các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn.

Hiện nay, bệnh trĩ đang mỗi ngày một gia tăng đến mức báo động. Thậm chí trong gia đình đồng thời có nhiều người bị trĩ khiến cho chúng ta lầm tưởng bệnh có thể lây. Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu lại cho thấy, thực tế bệnh trĩ không có tính lây lan. Thành tĩnh mạch yếu và mỏng sẽ dễ dẫn đến việc dễ bị trĩ hơn.

  1. Nguyên nhân bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ có thể đến từ nhiều yếu tố:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực đơn hằng ngày nạp quá ít chất xơ, ăn kiêng, uống ít nước, nhiều sữa,…

- Đứng ngồi quá lâu: Đứng hay ngồi quá lâu sẽ dẫn đến cản trở lưu thông máu và tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.

- Tuổi tác: tuổi càng cao sẽ càng khiến khả năng tĩnh mạch trượt xuống hậu môn tăng mạnh, đây là nguyên nhân bệnh trĩ tự nhiên phổ biến.

- Mang thai và sinh con: Bệnh trĩ xuất hiện và phát triển do sự chèn ép của thai nhi và hệ quả sau sinh.

  1. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ

- Tần suất bệnh trĩ tăng do bị táo bón, hoặc tiêu chảy.

- Rặn gây áp lực lên các tĩnh mạch tăng cao và dẫn đến căng giãn, ứ máu.

- Chế độ ăn ít chất xơ, thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh

- Những người thường xuyên lao động nặng thường bị gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.

- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung

- Mang thai nhiều tháng khiến lượng máu trở về tim bị cản trở hồi lưu gây giãn tĩnh mạch.

  1. Phân loại bệnh trĩ

Có 2 loại trĩ chủ yếu đó là trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm dưới da, dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới). Bao phủ búi trĩ luôn thường trực ở hậu môn và có sự tồn tại của các thụ thể đau.

Trĩ nội: Là khi búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và được bao phủ bởi biểu mô cột và thiếu các thụ thể đau.

  1. Phân độ bệnh trĩ

Tùy vào sự tiến triển của búi trĩ khi còn nằm bên trong hoặc đã sa ra khỏi hậu môn, ta có thể phân độ bệnh trĩ như sau:

dau hieu cua  benh tri anh 2
Các cấp độ thường gặp ở bệnh trĩ

Trĩ độ 1: Vị trí của búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: Vị trí của búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn. Tuy nhiên, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài và tự thụt vào trong khi đi cầu xong đứng dậy.

Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài trong mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng. Để búi trĩ tụt vào trong, phải nằm nghỉ một lúc hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: Búi trĩ gần có vị trí nằm ngoài ống hậu môn.

  1.  Dấu hiệu của bệnh trĩ

dau hieu cua  benh tri anh 3
 Dấu hiệu của bệnh trĩ điển hình

Dấu hiệu bị bệnh trĩ điển hình mà người bệnh phải đối mặt bao gồm: 

- Hậu môn đau rát: Có sự cọ xát do phân quá cứng khiến người bệnh cảm thấy đau rát.

- Táo bón, phân kèm máu: Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ phổ biến. Thống kê cho thấy có đến 85% bệnh nhân trĩ bị táo bón. Tĩnh mạch trĩ sưng phồng và chảy máu do người bệnh dùng sức để đẩy phân ra ngoài.

- Sa búi trĩ: Tĩnh mạch trực tràng bị chèn ép dẫn đến tình trạng này. Mức độ bệnh càng nặng thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn.

- Viêm nhiễm hậu môn: Vi khuẩn tấn công dẫn đến  ngứa rát, chảy dịch và bị viêm nhiễm ở hậu môn.

Đây là những dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh nhưng rất khó phân biệt với các bệnh khác ở hậu môn. Bệnh nhân không nên chủ quan mà phải kịp thời đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.

  1. Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Sau đây là những dấu hiệu bệnh giúp phân biệt được trĩ nội và trĩ ngoại

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại:

- Đi ngoài ra máu

Đây là triệu chứng thường gặp nhất nhưng không chắc chắn vì nhiều người bị bệnh trĩ nhưng không có triệu chứng này. Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi.

- Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

- Đau rát hậu môn

Trong và sau khi đi vệ sinh sẽ có cảm giác này, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi.

- Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

Tùy theo cấp độ bệnh mà  búi trĩ có thể tự động thụt lên hoặc phải dùng tay đẩy lên hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn, khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

dau hieu cua  benh tri anh 4
Trĩ nội, trĩ ngoại khiến người bệnh ám ảnh

Dấu hiệu bệnh trĩ nội:

- Đại tiện ra máu 

Trong thời gian đầu,máu có thể bám vào phân, càng theo thời gian máu chảy ra nhiều, thậm chí phun thành tia.

- Ngứa ngáy hậu môn

không gây ra đau đớn như trĩ ngoại, song bệnh trĩ nội cũng khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn.

- Sa búi trĩ

Thực chất đã hình thành búi trĩ trong hậu môn, tuy nhiên túi trĩ đến giai đoạn 2 mới bắt đầu sa ra ngoài. Đến cấp độ 3, búi trĩ có thể phải dùng tay đẩy mới thu lên. Thậm chí khi đến cấp độ 4, búi trĩ luôn thường trực ở ngoài hậu môn (độ 4).

- Nhiễm trùng

Trĩ nội khó nhiễm trùng hơn trĩ ngoại. Tuy nhiên, ở cấp độ 3 và 4,  búi trĩ sẽ bị nhiễm trùng nếu người bệnh không chữa kịp thời hay vệ sinh sạch sẽ.

  1. Cách cách chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Điều trị bằng Tây Y:

- Dùng thuốc Tây: Thuốc giảm đau Hydrocortisone, Thuốc bôi (Proctolog, Mastu S) thuốc co mạch Daflon,  thuốc kháng sinh Aspirin, thuốc đạn Avenoc…

- Phẫu thuật: Có 2 nhóm phẫu thuật bệnh trĩ chính:

+ Can thiệp phía trên đường lược: dùng tay treo trĩ  và phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ.

+ Nhóm can thiệp dưới đường lược: Phẫu thuật Milligan-Morgan, Toupet... cắt bỏ toàn bộ trĩ vòng bằng dụng cụ tự tạo.

- Hoặc có thể chữa bệnh trĩ bằng một số thủ thuật khác: thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ, quang đông hồng ngoại,…

Cụ thể:

- Trĩ nội: Đồng thời dùng các nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm và nhuận tràng. Đồng thời, dùng kết hợp với thuốc đặt hậu môn để thành tĩnh mạch bền hơn và hỗ trợ co búi trĩ.

- Trĩ ngoại: Ưu tiên  sát trùng bằng các loại thuốc dạng bôi, gel hoặc rửa. Cách này sẽ giúp chống bội nhiễm và co búi trĩ. Tiếp theo, dùng các loại thuốc uống để cầm máu, giảm đau.

Chữa bệnh trĩ bằng Đông Y:

- Bấm huyệt: Thực hiện  tác động vào các huyệt Bách Hội, Thừa sơn, Thường liêm… Phương pháp này phù hợp với tình trạng bệnh trĩ nhẹ. 

- Bài thuốc nam:

Theo Đông y, để chữa trĩ ngoại hay trĩ nội đều có thể áp dụng một số bài thuốc nam đặc trưng bằng những nguyên liệu từ thảo dược.

+ Bài thuốc 1: Đem nướng 1 củ tỏi rồi  xay nhuyễn. Sau đó, trộn chung với hoàng liên và vo thành viên nhỏ. Kiên trì uống 5 viên trong 15 ngày.

+ Bài thuốc 2: Phơi khô các vị thuốc gồm hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, chỉ xác, tán bột. Lấy 6g pha với nước ấm trong mỗi lần uống. 

+ Bài thuốc 3:  Giã nát Ngư tinh thảo (rau diếp cá)  lấy nước uống hoặc lấy bã đắp sau khi đi vệ sinh.

Ngoài ra, người bị trĩ nội có thể chữa bệnh bằng các bài thuốc như  pha trà khổ sâm hoặc uống nước nhọ nồi trộn rượu, phơi khô lá lộc vừng, lá vông rồi đem sắc lấy nước…

Đối với bệnh trĩ ngoại, nên kết hợp thêm một số phương pháp như ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không, hỗn hợp lá bỏng và bồ kết, xông hơi bằng rau muống nước, rau diếp cá… 

Tuy không gây tử vong nhưng bệnh trĩ lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Với những thông tin chia sẻ trên đây về dấu hiệu của bệnh trĩ, hy vọng sẽ giúp bạn có thể nắm rõ dấu hiệu bệnh trĩ và cách điều trị của bệnh. Chữa khỏi bệnh trĩ hiện đại không hề “kinh khủng” như trong tưởng tượng. Bạn cần kịp thời chữa trị để tránh được biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Dùng thực phẩm chức năng để chữa trĩ, người phụ nữ lại bị ung thư

Cô Trần sống ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã bị trì hoãn thời gian chữa bệnh tốt nhất chỉ vì quá tin vào công dụng thần kỳ của thực phẩm chức năng.

TIN MỚI NHẤT