Làm sao để sống chung với bệnh đái tháo đường?

Shop Y tế 25/10/2021 16:28

Nhiều số liệu thống kê hiện nay cho thấy, cứ 2 người mắc bệnh đái tháo đường thì 1 người sẽ không hề biết mình đang mắc chứng bệnh này. Với căn bệnh này, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng nguy hiểm và tử vong.

1. Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm do thiếu hụt insulin - một loại hormone do tuyến tụy tiết ra. Đái tháo đường được chia làm 2 loai:

-Đái tháo đường týp 1 (phụ thuộc insulin) xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin và phá hủy chúng; bệnh phổ biến xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên

-Đái tháo đường týp 2 xảy ra khi cơ thể bệnh nhân không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết đáp ứng nhu cầu.

Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Hai loại đái tháo đường đều có chung đặc điểm là lượng đường dư thừa trong máu. Cho đến nay, đái tháo đường vẫn là một căn bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm. Do đó, người bệnh phải tự kiểm soát bệnh suốt đời bằng phương pháp duy trì thói quen ăn uống, thể dục thể thao điều độ và kết hợp điều trị.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường

Béo phì: Trong cơ thể những người béo phì luôn tồn tại chất đề kháng insulin. Vì thế insulin trong cơ thể không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường, vì vậy đái tháo đường xuất hiện.

Mỡ bụng, stress: Nhiều nghiên cứu khoa học đã đưa ra kết luận, mỡ bụng tích tụ nhiều đi kèm với stress thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường.

Ít vận động: Theo bác sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng… mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

Ăn nhiều thịt đỏ: các loại thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích càng làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2

Ngủ không đủ giấc: Theo nghiên cứu của Đại học Boston (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người ngủ 7- 8 giờ/ngày. Lý do ít ngủ sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Bỏ bữa ăn sáng: Những người có thói quen thường bỏ ăn bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm đồ ngọt sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh đái tháo đường.

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Giảm trọng lượng cơ thể: Các bác sĩ đã chỉ ra rằng chỉ cần giảm được 5% số cân nặng, cho dù là ở những người béo phì cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên tới 70%.

Tập thể dục đều đặn: Các nhà khoa học ở Phần Lan đã chứng minh, những người nào có thói quen luyện tập chỉ cần khoảng 4 tiếng một tuần, trung bình 35 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đái tháo đường tới 80%.

Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường chất lượng giấc ngủ và duy trì trạng thái vui vẻ, tránh xa stress, căng thẳng

Tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê: Đồng thời hạn chế ăn món thịt đỏ và các thức ăn đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói…

Thường xuyên xét nghiệm: Sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để biết được những dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường, từ đó có những thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

4. Máy đo đường huyết và công dụng của nó với bệnh đái tháo đường

Máy đo đường huyết liên tục là thiết bị điện tử có khả năng đo và tính toán số liệu đường huyết trong cơ thể con người tại thời điểm đo để từ đó đưa ra số liệu cụ thể. Ở đầu que thử có chứa mẫu thuốc thử để tạo ra phản ứng điện hóa khi tiếp xúc với glucose có trong máu và đưa ra kết quả nồng độ.

Công dụng của máy đo đường huyết:

-Cho ra kết quả nhanh và chính xác trong thời gian ngắn

-Giúp hỗ trợ chẩn đoán sớm cho những người mắc bệnh đái tháo đường

-Giúp hỗ trợ bác sĩ theo dõi, đánh giá quá trình điều trị của bệnh nhân.

-Hỗ trợ đề phòng các cơn hạ đường huyết, giúp bệnh nhân điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc để điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường.

Máy đo đường huyết liên tục là thiết bị hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường 

5. Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck - Thiết bị hỗ trợ hiệu quả bệnh nhân đái tháo đường

Máy đo đường huyết BeneCheck là thiết bị y tế “3 in 1”, vì chỉ cần dùng sản phẩm này là có thể giúp người dùng dễ dàng kiểm tra được mỡ máu (cholesterol), đường huyết (glucose) và bệnh gút (acid uric) ngay tại nhà mà không cần phải đến phòng khám hay bệnh viện.

Làm sao để sống chung với bệnh đái tháo đường? - Ảnh 1

Sử dụng máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi sức khỏe tại nhà

Ưu điểm sản phẩm:

-Sản phẩm cho các kết quả chính xác, nhanh chóng và rất đáng tin cậy.

-Các biểu tượng thông tin được thiết kế rõ ràng, rất dễ hiểu và dễ dùng

-Thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng và không gây đau, người dùng có thể dễ dàng mang theo bên mình để kiểm tra mọi lúc mọi nơi

-Máy có tính năng tự động lưu trữ với bộ nhớ 360 bao gồm các thông tin glucose trong máu, cholesterol và acid uric

- Tính năng tự động tắt sau 3 phút không sử dụng, giúp tiết kiệm điện năng và an toàn sử dụng

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck hiện đang được phân phối chính hãng tại hệ thống Siêu Thị Y Tế. Liên hệ ngay theo số Hotline  0919 399 992 để được tư vấn kỹ lưỡng về sản phẩm bạn nhé!

4 tác hại khôn lường của việc thường xuyên thức khuya: Bỏ ngay trước khi quá muộn!

Việc thường xuyên thức khuya chẳng những ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc ngày hôm sau mà còn dẫn tới nhiều hậu họa khôn lường cho sức khỏe. Dưới đây là 4 tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya thường xuyên mà bạn nên chú ý và điều chỉnh trước khi quá muộn.