Viêm họng cấp ở trẻ: Nguyên nhân và triệu chứng cha mẹ cần biết để chăm sóc con đúng cách

Nuôi dạy con 21/08/2022 08:25

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm họng cấp ở trẻ?

“Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có 2 nguyên nhân phổ biến nhất các loại virus và vi khuẩn”, bác sĩ Kim Thoa giải thích.Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh viêm họng cấp khi tiếp xúc với với người bị bệnh viêm đường hô hấp. Một số virus và vi khuẩn có thể kể đến như:

Với virus thường do Rhinovirus, ngoài ra còn có virus cúm, á cúm, hoặc Adenovirus.

Với vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae.

Ngoài ra, môi trường sống có tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của các bé còn non yếu.

Một số yếu tố về môi trường sống có thể là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ dễ bị viêm họng cấp như:

Viêm họng cấp ở trẻ: Nguyên nhân và triệu chứng cha mẹ cần biết để chăm sóc con đúng cách - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột), ẩm ướt, mưa nhiều;

Môi trường sống của trẻ ô nhiễm nghiêm trọng do khói xe, khói thuốc lá, khói than và bụi bẩn;

Trẻ mới đi nhà trẻ, mẫu giáo;

Trẻ còi xương suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém;

Trẻ ít vệ sinh răng miệng, họng.Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ

Triệu chứng viêm họng cấp

Cơ thể bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C, ăn ngủ kém, cơ thể bị ớn lạnh và đau nhức.

Khô nóng vùng cổ họng, kèm theo đó là triệu chứng đau nhói và đau rát.

Viêm họng cấp ở trẻ: Nguyên nhân và triệu chứng cha mẹ cần biết để chăm sóc con đúng cách - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Ho khan.

Giọng nói bị khàn.

Ngạt tắc mũi, chảy nước mũi.

Cổ họng bị xung huyết, đỏ và phù nề.

Hai bên amidan bị sưng, bề mặt có dịch nhầy phủ bựa trắng hoặc trong suốt.

Cổ bị sưng hạch và đau nhức.

Nếu viêm họng xảy ra do vi khuẩn, người bệnh sẽ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi.

Viêm họng do nhiễm trùng: Nhiễm trùng chính là nguyên nhân dẫn đến viêm họng cấp tính. Tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng chính là virus và một số loại vi khuẩn.Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu ( đa số là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A) và do sự sinh sôi, phát triển của một số vi khuẩn ở trong khoang miệng.

Virus: Chủ yếu là sởi, virus cúm, virus APC, virus Adeno...

Phòng bệnh bằng cách nào?

Vệ sinh răng mũi họng thường xuyên, hàng ngày

Khu vực răng mũi họng có thể tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và thực phẩm. Do đó, cần vệ sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy.

Có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,… ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Người bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa, sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.

Giữ ấm cơ thể

Gió lạnh là nguyên nhân khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm họng cấp cũng cao hơn. Vì thế, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.Đêm ngủ cũng cần đóng kín cửa, tránh gió lạnh lùa vào do khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường xuống thấp hơn. Các vị trí quan trọng cần giữ ấm cho trẻ bao gồm: bàn tay, bàn chân, đầu, ngực, cổ,…

Viêm họng cấp ở trẻ: Nguyên nhân và triệu chứng cha mẹ cần biết để chăm sóc con đúng cách - Ảnh 3
 Ảnh minh họa

Không tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh

Vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây lan rất nhanh, đôi khi chỉ qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì thế, nên tránh để trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng cúm, viêm họng cấp hoặc viêm đường hô hấp khác.

Hạn chế thực phẩm lạnh

Kem lạnh, đá hay các thực phẩm giữ lạnh rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, chúng khiến niêm mạc họng bị kích thích, dễ gây viêm họng cấp hơn. Vì thế hãy hạn chế trẻ ăn những thức ăn, thức uống quá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm và các thực phẩm nóng.

Tăng cường đề kháng

Sức đề kháng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh viêm họng cấp, bệnh đường hô hấp khác nói riêng và các bệnh lý toàn thân khác. Vì thế, hãy chủ động tăng sức đề kháng bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với 5 nhóm chất cơ bản, tăng cường các loại rau, củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên.

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Trước mùa dịch, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm, cơ thể trẻ sẽ hình thành kháng thể chống lại bệnh khi mắc phải tác nhân gây bệnh thực sự. Đây là biện pháp hiệu quả để phòng tránh cúm mùa. Tuy nhiên viêm họng cấp do tác nhân khác vẫn có thể gặp phải.

 

4 quy tắc vàng bố mẹ cần áp dụng để con trở thành người con ngoan ngoãn, hiếu thảo

Có rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo

TIN MỚI NHẤT