Những điều ít biết về sữa mẹ, làm thế nào để sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng cho con nhất?

Nuôi dạy con 17/08/2022 16:20

Nhiều bà mẹ nuôi con đã lâu nhưng vẫn tự hỏi sữa nhiều dinh dưỡng thường có màu gì?

Sữa mẹ có từ khi nào?

Sữa của mẹ được tiết từ quý thứ 2 của thai kỳ, lượng sữa này sẽ tồn tại vài ngày sau khi mẹ sinh em bé, chúng ta gọi đó là sữa non. Sữa non rất đặc, dính và là sữa chứa nhiều dưỡng chất quý giá nhất.

Sữa trưởng thành là sữa tiết ra sau sữa non, sữa này trắng hơn và loãng hơn. Trong sữa trưởng thành, người ta lại chia thành sữa đầu, sữa giữa và sữa sau, trong đó sữa đầu thường trong, còn sữa giữa và sau đặc, có màu trắng đục, béo ngậy hơn.

Những điều ít biết về sữa mẹ, làm thế nào để sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng cho con nhất? - Ảnh 1
 Ảnh minh họa

Nói đến màu sắc của sữa mẹ, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng sữa có màu trắng, giống như sữa thông thường. Nhưng những người đã làm mẹ sẽ biết rằng sữa mẹ thực ra có nhiều màu và màu trắng chỉ là màu phổ biến nhất thôi.

Nhiều người mẹ nghĩ rằng sữa mẹ màu trắng là dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Khi cho trẻ bú sữa mẹ sau sinh, các màu sữa mẹ sẽ tương ứng với các thời kỳ khác nhau.

Sữa non màu vàng nhạt là sữa nhiều dinh dưỡng nhất

Thông thường, khoảng nửa giờ sau khi sinh, người mẹ bắt đầu cho con bú. Lúc này, sữa từ người mẹ tiết ra có màu hơi vàng. Vì sữa có màu hơi vàng, không có màu trắng nên nhiều mẹ nghĩ rằng đây là sữa không đủ dinh dưỡng. Nhiều mẹ thậm chí đã vắt bỏ sữa đó ra, đợi bao giờ có sữa màu trắng mới cho con bú.

Nhiều mẹ thấy sữa đầu tiết ra trong nên nhầm tưởng là sữa loãng và dùng tay vắt bỏ, tuy nhiên việc làm này đã vô tình làm lãng phí đi nguồn sữa quý giá. Trong sữa đầu vẫn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết và đặc biệt là có nhiều nước để giải tỏa cơn khát của bé. Bởi vậy trong suốt thời gian bú mẹ, con không cần thiết phải uống nước hoặc ăn thức ăn dặm ở bên ngoài.

Trên thực tế, loại sữa có màu vàng này lại là sữa non bổ dưỡng nhất, giàu kháng thể và chất dinh dưỡng, rất phù hợp cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, các sản phụ khi thấy có sữa non màu vàng thì hãy cho con bú chứ đừng vắt bỏ. Cho con bú sớm giúp mẹ tránh tắc tia sữa, bé lại có thể bú được dòng sữa non bổ dưỡng, giàu chất đề kháng. Quả là một công đôi việc!

Sữa mẹ vắt ra có màu xanh không phải là sữa không tốt

Nếu sữa mẹ sau khi vắt ra có màu xanh thì rất có thể là trước đó mẹ đã ăn những thực phẩm có màu xanh, chẳng hạn như rau xanh (với lượng nhiều), rong biển hoặc bổ sung một số loại vitamin nào đó vào chế độ ăn uống.

Sữa mẹ trắng trong, không đục phải làm sao?

Trong trường hợp đã về đến cuối cữ nhưng sữa mẹ vắt ra vẫn có màu trắng trong không đục thì có nghĩa là sữa bị loãng. Sữa này có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của em bé.

Vậy thì sữa mẹ bị trong phải làm sao? Cách tốt nhất là cho con bú thật nhiều, bổ sung chất dinh dưỡng vào các bữa ăn.

Những điều ít biết về sữa mẹ, làm thế nào để sữa mẹ có nhiều dinh dưỡng cho con nhất? - Ảnh 2
 Ảnh minh họa

Làm thế nào để sữa mẹ đặc hơn?

Về cơ bản thì sữa mẹ sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng cho con. Trong một số trường hợp trẻ bị còi cọc, sữa loãng, mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

– Cho con bú để kích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn, đây cũng là một cách để làm sữa đặc hơn. Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không cần thiết phải nhồi nhét các món ăn lợi sữa mà chỉ cần đổi món, ăn sao cho mình cảm thấy ngon miệng và hứng thú với món ăn.

– Nhịn uống nước để sữa đặc hơn là việc làm sai hoàn toàn. Mẹ cần uống đủ nước để tuyến sữa có đủ nước cho việc tiết sữa.

Khoai sọ - không chỉ là món ngon còn giúp mẹ bầu giảm chứng đau xương khớp, tăng cường hệ miễn dịch và giúp thai nhi khỏe mạnh

Từ lâu khoai sọ đã trở thành món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Khi biết được công dụng của loại củ này, mẹ bầu chắc chắn sẽ bất ngờ đấy!

TIN MỚI NHẤT