Tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được phải làm sao khắc phục

Nuôi dạy con 30/01/2020 17:54

Sữa cho con bú luôn là vấn đề khiến rất nhiều chị em đau đầu. Có người sữa về rất nhiều nhưng có người lại ít hoặc cũng có trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được sữa cho con bú.

Vì sao mẹ bị căng sữa mà không tiết ra được?

Thông thường, khoảng 2 đến 5 ngày sau sinh, ngực của sản phụ sẽ có dấu hiệu lớn dần lên, nặng và hơi đau do mẹ đang trong thời kỳ sản xuất nhiều sữa để cho con bú. Thế nhưng, sau khoảng 2 đến 3 tuần, mẹ sẽ thấy thoải mái hơn, bầu ngực trở nên mềm mại dù tuyến sữa vẫn đầy. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được. Trong trường hợp nặng, sự sưng ngực còn có thể lan tới nách khiến cho mẹ thấy đau nhói, không thoải mái, sốt nhẹ và kèm theo đó là hút sữa không ra.

Co nhieu truong hop me bi cang sua nhung sua khong tiet ra duoc 1
Có nhiều trường hợp mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng sữa có thể là do ảnh hưởng cơ địa của sản phụ. Có một số trường hợp mẹ dù thường xuyên cho con bú nhưng vẫn bị căng tức ngực, vắt sữa không ra. Cũng có một vài mẹ bị căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong những ngày đầu tiên sau khi sinh em bé.

Một nguyên nhân nữa có thể do việc mẹ mặc áo ngực chật, gây nên ống dẫn sữa bị tắc nghẽn. Hoặc sản phụ đã từng phẫu thuật ngực, các phần cấy ghép chiếm hết không gian để có thể làm tăng lượng máu, bạch huyết, sữa làm cho ngực bị cương đau.

Biến chứng tắc tia sữa có thể xảy ra

Nhiều mẹ cho rằng việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không gây nguy hại gì quá lớn, vấn đề là bé phải tìm nguồn sữa khác ngoài sữa mẹ để bổ sung dinh dưỡng. Thế nhưng, thực tế việc bị tắc tia sữa lại rất nguy hiểm với mẹ. Nếu không tìm cách làm tan cục sữa tắc, mẹ có thể phải đối mặt với những nguy cơ:

Viêm tuyến vú: Ngực sẽ tiếp tục bị sưng to và đau, sờ vào bầu ngực sẽ thấy có rất nhiều cục cứng, nặn sữa nhưng không ra và đầu vú có dấu hiệu sưng tấy.

  • Áp xe tuyến vú: Gây mưng mủ, đau ở tuyến vú dữ dội. Áp xe vú xảy ra sau khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần trở lên mà không điều trị.
  • Hình thành dải xơ hóa, u xơ tuyến vú: Do mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được đã lâu ngày mà không được điều trị.
  • Đa phần mẹ bị tắc sữa đều có cảm giác căng tắc, sưng đau ở vùng ngực, thậm chí một số trường hợp có thể gây sốt. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ, kéo dài còn có thể sẽ khiến mẹ bị suy nhược. Ngoài ra, quá trình tiết sữa cũng gặp nhiều ảnh hưởng, nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến mất hẳn sữa.

Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú, lúc này mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Nếu không cẩn thận mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh. Trẻ không được bú sữa mẹ thì sức đề kháng của trẻ cũng sẽ kém đi nhiều, con chậm lớn, có thể sẽ kém thông minh, thậm chí một vài trường hợp bé sử dụng sữa ngoài còn bị dị ứng, sặc sữa…

Tac sua la nguyen nhan khien cho be khong co du sua bu 2
Tắc sữa là nguyên nhân khiến cho bé không có đủ sữa bú - Ảnh minh họa: Internet

Những kinh nghiệm chữa tắc tia sữa

Sữa căng đau quá phải làm sao? Hay làm thế nào để khắc phục được tình trạng mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được? dưới đây là một vài trường hợp mẹ có thể áp dụng để kích thích tuyến sữa.

Chườm bầu ngực với khăn ấm

Dùng khăn ấm và chườm nóng hai bầu vú giữa những cữ bú hoặc các cữ hút sữa để bầu ngực giảm sưng, đau, kích thích tuyến sữa. Tốt nhất, mẹ nên lấy khăn sữa của con, nhúng vào trong nước ấm, sau đó áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú để kích thích hoạt động của tuyến sữa.

Nen ket hop giua massage va thu gian 2 bau vu 3
Nên kết hợp giữa massage và thư giãn 2 bầu vú - Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên cho con bú

Một trong các cách làm hết căng sữa chính là cho con bú thường xuyên. Hãy cố gắng cho con bú nhiều hơn thông thường. Đảm bảo không bỏ lỡ lần cho ăn nào và chắc chắn rằng mẹ đã cho bé bú đúng cách.

Vắt sữa mỗi ngày

Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó để hạn chế sữa đọng lại trong bầu ngực gây đau. Khi vắt sữa, cần chú ý hút bỏ sữa khi vú bị căng cứng và cần phải hút ở một mức độ vừa phải. Bởi nếu hút hết sữa, tuyến sữa sẽ bị kích thích và tiết sữa nhiều hơn.

Neu be khong bu het sua hay vat hoac bom sua ngay sau do 4
Nếu bé không bú hết sữa, hãy vắt hoặc bơm sữa ngay sau đó - Ảnh minh họa: Internet

Tắm bằng nước ấm

Một cách giúp mẹ bớt đau do bị căng sữa là dùng vòi hoa sen với nước ấm và phun trực tiếp lên bầu ngực theo chiều từ trên xuống. Áp dụng theo cách này sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng bị căng tức ngực, những u sữa cũng sẽ mềm ra, từ đó làm cho ngực của mẹ bớt đau. Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi để dòng sữa thừa chảy ra và trôi theo dòng nước.

Khi tam voi sen hay dung tay xoa bop nui doi 5
Khi tắm vòi sen, hãy dùng tay xoa bóp núi đôi - Ảnh minh họa: Internet

Massage bầu ngực

Để khắc phục mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, sau mỗi lần cho ăn, giữa thời gian tắm, mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực để giảm tình trạng căng sữa. Nên đặc biệt chú ý đến các vùng ngực có hiện tượng rắn, cứng.

Chọn áo ngực phù hợp

Áo ngực chật hay bó sát có thể khiến của mẹ bị đau vú, làm đau đầu ti, ngực bị căng sữa. Để hạn chế tình trạng này, hãy chọn loại áo ngực kích thước phù hợp và rộng rãi. Tốt nhất nên dùng áo ngực dành cho sản phụ, loại áo này được thiết kế để hạn chế gây áp lực lên vùng ống dẫn sữa đồng thời tạo cảm giác thoải mái cho sản phụ.

Thử nhiều tư thế khi cho con bú

Bạn có thể thử thay đổi nhiều vị trí khác nhau mỗi lần cho con bú. Điều này có tác dụng giúp bạn đảm bảo rằng tất cả các ống dẫn sữa đều được dọn sạch. Nhờ đó, cơn đau ngực khi cho con bú có thể được giảm bớt.

Phòng tránh tình trạng tắc sữa sau sinh

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được không tìm ra nguyên nhân. Những biện pháp để giúp phòng tắc tia sữa sau sinh tuy không mang lại hiệu quả tuyệt đối nhưng cơ bản có thể giúp cho sản phụ giảm tỉ lệ mắc bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau:

  • Cho con bú ngay sau khi sinh để tránh tình trạng bị tắc sữa non. Khi cho con bú hãy để “da kề da” để giúp kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
  • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho con bú bất cứ khi nào thấy con có nhu cầu thay vì phải tuân theo một khung giờ cứng nhắc. Đây là cách để bé phát triển toàn diện đồng thời phòng ngừa tắc tia sữa ở mẹ.
  • Lưu ý tư thế bắt núm vú của con để đảm bảo rằng con được bú nhiều sữa nhất, dễ nuốt nhất. Cho con bú hết 1 bên ngực rồi mới chuyên cho bú bên còn lại. Nếu trong một cữ bú con bú không hết, hãy dùng máy hút sữa hoặc tự vắt sữa ra bình và bảo quản ở tủ lạnh.
  • Luôn đảm bảo vệ sinh vùng ngực sạch sẽ trước, sau khi bé ti hoặc máy hút sữa nhất là vệ sinh phần đầu vú.
  • Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo, đạm có trong sữa cuối.
  • Ăn uống đủ chất và vận động đều đặn.
Hay cho be bu khoang 20 phut moi ben de be co the tan huong du chat beo 6
Hãy cho bé bú khoảng 20 phút mỗi bên để bé có thể tận hưởng đủ chất béo - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về việc mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được cũng như cách khắc phục tình trạng này tại nhà mà bạn có thể tham khảo nếu gặp phải trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nếu tình trạng tắc sữa kéo dài, hãy sớm đến các trung tâm y tế để kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp, tránh gây ảnh hưởng hay hậu quả sau này cho cả mẹ và bé.

Bất ngờ trước những tác dụng của dưa gang với sức khỏe

Dưa gang là loại thực phẩm có tính mát, vị thanh, ngọt nên được nhiều người dùng trong giải khát. Bên cạnh là thực phẩm có tác dụng giải khát, dưa gang còn mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe và làm đẹp mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu tác dụng của dưa gang trong bài viết dưới đây nhé.

TIN MỚI NHẤT