Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không?

Nuôi dạy con 04/03/2020 06:19

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không? Mẹ bầu nên siêu âm những tuần nào trong thai kỳ?

Nội dung bài viết

Siêu âm vào những tuần nào của thai kỳ là vấn đề được các mẹ quan tâm. Trong bài viết hôm nay hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không và những tuần nào thì mẹ nên siêu âm.

Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 1
Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi hay không? - Ảnh minh họa: Internet

Nên siêu âm vào những tuần nào của thai kỳ?

Theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi thai phụ khác nhau, nhưng có 3 mốc siêu âm trong thời gian thai kỳ mà các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên chú ý để khám thai:

  • Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
  • Từ 18 tuần đến 22 tuần
  • Từ 30 tuần đến 32 tuần

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thời gian từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày

Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 2
Siêu âm thai nhi tuần thứ 11 - Ảnh minh họa: Internet
  • Tiến hành siêu âm để sàng lọc nhiễm sắc thể bất thường.
  • Đánh giá tuổi thai và đưa ra dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông của bé, đây là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất.
  • Chẩn đoán số lượng bánh nhau và số lượng thai trong cơ thể mẹ, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 3
Thai nhi tuần 13 - Ảnh minh họa: Internet
  • Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai nhi như chân, tay, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau... để phát hiện sớm các bất thường của thai.
  • Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để phát hiện được sớm dị tật ống thần kinh.
  • Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.

Siêu âm hình thái thai thời gian từ 18 tuần đến 22 tuần

Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 4
Thai nhi tuần thứ 22 - Ảnh minh họa: Internet
  • Đây là khoảng thời gian tốt nhất để đánh giá các bất thường về cấu trúc thai.
  • Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
  • Quan sát gương mặt thai nhi để xác định có bị sứt môi hay hở hàm không.
  • Quan sát cột sống của thai nhi để xác định các xương của bé đều đầy đủ, thẳng hàng và không tồn tại khe hở cột sống.
  • Quan sát thành bụng thai nhi, đảm bảo thành bụng liên tục và che phủ tất cả các cơ quan bên trong.
  • Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim
  • Quan sát dạ dày của thai nhi.
  • Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Xác định bé có đầy đủ 2 thận, cấu trúc bình thường và hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.
  • Quan sát tứ chi của bé, đây là thời điểm tốt nhất để đảm bảo tứ chi bé đầy đủ và hoạt động bình thường.
  • Quan sát bánh nhau, dây rốn và nước ối.
  • Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ sinh non.
  • Đánh giá tình trạng phát triển của bé, tiến hành đo các chỉ số sinh học của bé từ đó đánh giá xem .bé có phát triển tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì hay không?

Siêu âm đánh giá tăng trưởng của thai nhi thời gian từ 30 tuần đến 32 tuần

Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 5
Thai nhi tuần 30 - Ảnh minh họa: Internet
  • Đánh giá về sự tuần hoàn của thai qua các động mạch chính từ đó đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai.
  • Đưa ra các chỉ định xét nghiệm và siêu âm thêm với các vấn đề nếu gặp ở thai lớn và thai nhỏ.
  • Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần 22 và lưu ý thêm một số trường hợp riêng.
  • Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện ở giai đoạn muộn của thai kỳ ví dụ như nhẵn não…
  • Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài tiêu biểu như nhiễm trùng Zika, CMV...

32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D?

Sieu am nhieu co tot cho thai nhi 6
Thai nhi 33 tuần - Ảnh minh họa: Internet

Ở tuần 32 mẹ bầu nên siêu âm 4D vì:

  • Trong giai đoạn này siêu âm 4D có thể phát hiện được một số vấn đề bất thường về hình thái xảy ra muộn.
  • Đây cũng là thời điểm để bác sĩ nhận biết tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, là nguyên nhân gây ra suy thai và ngạt sau sinh
  • Các dị tật được phát hiện trong thời gian này tuy không thể can thiệp được nhưng có thể tìm được biện pháp chữa trị phù hợp sau khi sinh.

Siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không?

Siêu âm không gây nhiều đau đớn và cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy siêu âm nhiều sẽ gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện siêu âm khi tuổi thai dưới 8 tuần tuổi, đây là giai đoạn các tổ chức thai đang bước đầu được hình thành. Trong khoảng thời gian này, cơ thể bé chưa ổn định về mặt cấu trúc và không có điều gì đảm bảo được thai nhi không bị ảnh hưởng bởi các tia. Hơn thế nữa, việc siêu âm nhiều khiến người mẹ mệt mỏi do phải đi lại, chờ đợi, mất thời gian nghỉ ngơi và gây tốn kém về mặt kinh tế.

Bài viết trên đã trả lời được cho câu hỏi siêu âm nhiều có tốt cho thai nhi không đồng thời đưa ra những mốc thời gian siêu âm cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào thai nhi của mỗi mẹ sẽ có thêm những mốc siêu âm nên mẹ hãy lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và cả người mẹ.

Siêu âm thấy con không có não, 5 lần bác sĩ khuyên bỏ thai nhưng bà mẹ quyết giữ lại và điều khó tin đã xảy ra

Chàng chiến binh nhỏ bé chỉ có 2% năng lực não bộ khi sinh ra nhưng bất chấp mọi dự đoán bi quan, Noah Wall đã chạm tay tới điều kỳ diệu.

TIN MỚI NHẤT