Quy tắc 3 “Không” nuôi con ngoan, cha mẹ không áp lực

Nuôi dạy con 03/07/2022 11:33

Nuôi con không dễ, tuy nghe có vẻ dễ nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Để tránh chán nản, mệt mỏi trong cuộc chiến trường kỳ này, cha mẹ cần áp dụng quy tắc 3 “không”.

Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ thường cảm thấy rất mệt mỏi khi phải đối mặt với tiếng khóc, cảm xúc của trẻ. Cư xử quá nhẹ nhàng, họ lo lắng rằng đứa trẻ sẽ không tuân theo các quy tắc. Nếu nghiêm khắc quá, họ lại sợ tâm hồn của con bị tổn thương.

Bởi vậy, cha mẹ nào thực hiện được 3 điều “không” này sẽ không còn mệt mỏi khi dạy con nữa.

Không thương lượng: Nguyên tắc rõ ràng và giữ vững lập trường với tư cách là cha mẹ

Tôn trọng con cái và thương lượng mọi thứ - đây là một hiểu lầm lớn của nhiều bậc cha mẹ đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến việc la mắng. Cha mẹ không cần thảo luận về mọi thứ với trẻ và không cần trẻ lựa chọn mọi thứ.

Đối với những đứa trẻ ở độ tuổi nhất định, những gì chúng thích nói nhất là “không, không, không”. Vì vậy, các bậc cha mẹ thông thái, đối với những vấn đề liên quan đến nguyên tắc, con cái phải tuân thủ mà không được thảo luận.

Ví dụ, khi đến giờ đi tắm, bạn nên nói "Đã đến giờ đi tắm" thay vì nói "Chúng ta đi tắm được chưa con?";

Khi băng qua đường, hãy nói "Đến đây, mẹ nắm tay con" thay vì "Mẹ nắm tay con, được không?"

Khi trẻ vẽ lên tường, nên nói "Đừng vẽ lên tường" chứ không phải "Đừng vẽ lên tường, được không con?"

Không ít lần, chúng ta cáu gắt và la mắng trước những hành vi “xấu” của con cái; nhưng thực ra đó là do cha mẹ chúng ta chưa đảm bảo được “chỗ dựa” cho con.

Quy tắc 3 “Không” nuôi con ngoan, cha mẹ không áp lực - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Một sự khôn ngoan tuyệt vời trong việc nuôi dạy con cái là hiểu khi nào cần "dân chủ" và khi nào cần "tập trung"; đặt ra các quy tắc một cách nhẹ nhàng và kiên quyết, đồng thời cho phép tự do lớn nhất trong các quy tắc.

Không la hét, giữ cảm xúc ổn định

Thông thường, trong hầu hết trường hợp, khi con có hành vi xấu, cha mẹ thường la hét, mắng mỏ. Trên thực tế, điều này có thể do ảnh hưởng của gia đình chúng ta. Vì bản thân cha mẹ không được đối xử dịu dàng, mà đã bị la mắng từ khi còn nhỏ. Trước đây chúng ta không thích bị đối xử như vậy; nhưng trong vô thức, khi đối mặt với con cái, ta đã lặp lại những hành vi của cha mẹ mình.

Chúng ta không thích bị đối xử như vậy, nhưng vô thức, đối mặt với con cái, chúng ta bỗng trở thành kiểu cha mẹ chúng ta không ưa. Vì vậy, chúng ta cần học cách bấm “nút tạm dừng” cảm xúc của mình trước khi nổi nóng với con cái, trước khi thốt ra những lời mà cha mẹ trước đây đã từng quát mắng.

Chúng ta phải hiểu rằng la mắng là vô ích, la mắng quá thường xuyên sẽ mang lại những tác động tiêu cực.

Trong tâm lý học, có một "hiệu ứng siêu việt": Cho dù lời khuyên đó có đúng và hữu ích đến đâu, nếu bạn nói quá nhiều và nói thường xuyên, không những không giúp ích được gì cho người khác mà thậm chí còn khiến người khác cảm thấy lợi ích của mình bị tổn hại.

Cha mẹ thường xuyên quát mắng con cái có thể hình thành hai thái cực: một là trẻ trở nên tê liệt, hai là trẻ trở nên đặc biệt nổi loạn.

“Uy nghiêm nhưng không tức giận” chính là sự bình tĩnh, tự tin của các bậc làm cha mẹ.

Quy tắc 3 “Không” nuôi con ngoan, cha mẹ không áp lực - Ảnh 2

Ảnh minh họa.

Không tự trách bản thân, chấp nhận chính mình

Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới này đều gặp phải vấn đề nổi nóng và la mắng. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực sự không kiềm chế được mà quát mắng con cái thì đó có phải ngày tận thế? Mối quan hệ cha mẹ – con cái phải chăng là tan vỡ?

Thực tế, la mắng không kém gì “đòn hủy diệt” đối với trẻ, tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ làm tốt công việc “hậu họa” thì sẽ không gây hại mà còn giúp ích cho trẻ ở một mức độ nào đó.

Điều này sẽ cho phép trẻ nhìn thấy cha mẹ "thực sự" và hiểu được cảm xúc "tiêu cực" là gì, từ đó giúp trẻ đối phó tốt hơn với những xung đột và mâu thuẫn trong những mối quan hệ tương lai.

Mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy "Tại sao tôi lại mắng con tôi, tôi xấu hổ quá, tôi không đủ can đảm để đối mặt với chính mình". Bởi vì sự tự trách bản thân và xấu hổ có thể khiến một người ít có động lực để cải thiện. Điều khôn ngoan cần làm là chấp nhận chính mình

Vì sao trẻ ngang bướng, nghịch ngợm?

Với tâm lý không muốn con bị tổn thương về cả thể chất lẫn tâm lý nên cha mẹ luôn đáp ứng yêu cầu của con cái. Vì vậy, rất nhiều đứa trẻ được “chiều quá sinh hư”, coi mình là nhất, không biết nghe lời.

TIN MỚI NHẤT