Nỗi lo xâm hại tình dục qua mạng: Cha mẹ làm gì để bảo vệ con?

Nuôi dạy con 17/05/2021 07:48

Mạng xã hội đang trở thành phương tiện để những kẻ lừa đảo lạm dụng, dụ dỗ trẻ em. Nhiều phụ huynh thả lỏng con dùng mạng xã hội mà không biết đó chính là cửa ngõ khiến con bị xâm hại.

Cạm bẫy ngày càng nhiều

Khi nói đến việc xâm hại tình dục qua mạng xã hội, nhiều phụ huynh hiểu nôm na rằng đó là “chát sex”, tuy là không tốt nhưng cũng không đến nỗi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng trong thực tế, mục đích cuối cùng của những kẻ lừa đảo là đi đến những cuộc gặp gỡ và xâm hại thật, trong đó mạng Internet chỉ là công cụ để tiếp cận.

Nỗi lo xâm hại tình dục qua mạng: Cha mẹ làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Trò chuyện với chị Nguyễn H.T tại Viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, chị T. ngậm ngùi kể lại: “Đây là lần thứ 3, K. (con gái chị) cắt cổ tay tự vẫn phải đưa vào viện cấp cứu. Từ ngày bị xâm hại tình dục đến giờ, K. bị trầm cảm, đêm ngủ hay bật dậy gào khóc, thỉnh thoảng lại cắt cổ tay tự vẫn. Việc học hành của cháu giờ dở dang, phải cho ở nhà, thuê người trông nom. Muốn đưa con vào bệnh viện tâmthần nhưng vì thương con nên không nỡ..”. Được biết K. là một cô bé học lớp 6, học giỏi, ngoan ngoãn. Do công việc bận rộn nên chị T. sắm cho con một cái máy tính để bàn trong phòng riêng, chủ yếu để K. tự học tiếng Anh và học toán trên mạng.

Thấy con tự tạo một tài khoản facebook chị cũng không có ý kiến gì vì tin tưởng con. Chị không ngờ một ngày con chị bỗng nhiên “mất tích”. Sau hai ngày tìm kiếm không thấy tăm hơi, con chị tự về nhà với tình trạng kiệt sức, thảm hại, nhưng cạy răng cũng không nói nửa lời, chỉ khóc.

Chị vào facebook của K. đọc mới biết K. bị kẻ xấu dụ dỗ từ trò chuyện đến chát sex rồi hẹn gặp mặt. Chị tìm kiếm cái nick đã dụ dỗ con chị thì phát hiện ra là nick ảo, cả tên, địa chỉ, ảnh cũng không có thật. Sợ họ hàng và hàng xóm biết chuyện nên chị không dám đi báo công an. Chị nghĩ dù sao thì con chị cũng bị xâm hại rồi, có báo thì cũng không thể lấy lại được, hơn nữa con chị cạy răng không nói nửa lời, nhỡ lên công ai khai báo lại bị sốc thì tình trạng còn tồi tệ hơn. Vậy là chị nín lặng. Không ngờ càng về sau con chị càng bị trầm cảm nặng và có dấu hiệu tâm thần

Còn em Trần Trúc Mai, học sinh cấp 3 thì kể lại: “Cháu có quen một anh trên mạng, ban đầu anh ấy tỏ ra rất học thức, biết quan tâm, chu đáo khác hẳn với tụi con trai nghịch ngợm cùng lớp. Chúng cháu nói rất nhiều chuyện từ học hành đến sở thích. Thật kỳ lạ là anh ấy biết những sở thích của cháu và hiểu cháu muốn gì. Thỉnh thoảng có những chuyện không vui cháu tâm sự với anh ấy thì anh ấy rất biết cảm thông. Cháu yêu anh ấy lúc nào không hay. Anh ấy đòi gặp mặt nhưng cháu sợ bố mẹ nên không dám. Anh ấy nói nhớ cháu rồi bắt đầu nói những chuyện người lớn, với lý do là cho đỡ nhớ rồi dẫn dụ cháu nói cùng.

Ban đầu cháu rất sợ nhưng anh ấy cứ thuyết phục mãi, cháu cũng đồng ý. Cho đến khi anh ấy gửi một clip khiêu dâm và bảo cháu xem thì cháu quá hoảng sợ nên đã chặn nick của anh ta lại”. Khi kể câu chuyện này, Trúc Mai vẫn còn tâm trạng nuối tiếc tình cảm với người con trai lạ mặt kia. Cô bé hoàn toàn không nghĩ rằng đó có thể là một kẻ lừa đảo để xâm hại tình dục.

Xâm hại tình dục qua mạng có những điểm khác biệt so với xâm hại tình dục thông thường. Kẻ xâm hại tình dục qua mạng là kẻ sử dụng internet để làm quen với trẻ em, lợi dụng những đặc điểm dễ bị tổn thương của trẻ em để chiếm lòng tin rồi lôi kéo trẻ em tham gia vào một số hoạt động tình dục qua mạng hoặc ngoài mạng.

 

Trước hết, chúng thường thu thập thông tin cá nhân riêng tư của trẻ em để có thể dễ dàng tiếp cận, nắm bắt được tâm lí, điểm yếu của trẻ, sau đó trò chuyện thân mật để tạo quan hệ thân thiết. Nắm bắt được những điểm yếu của trẻ, với sự trải đời của mình, kẻ lừa đảo sẽ khiến trẻ trở nên tin tin tưởng, phụ thuộc vào mình, coi mình là người bạn tâm giao để chia sẻ những điều thầm kín nhất trong cuộc sống, sau cùng sẽ hướng cuộc nói chuyện trên mạng về chủ đề tình dục. Mục đích cuối cùng là gặp mặt trực tiếp để xâm hại.

Phụ huynh mù mờ về nhận định nguy cơ đối với con

Hiện nay, ngay bản thân các bậc cha mẹ cũng chưa hiểu hết về hành vi xâm hại và càng chưa nhận biết được nguy cơ cao con mình sẽ bị xâm hại. Bản thân các em cũng chưa được nhà trường và cha mẹ trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình.

Nỗi lo xâm hại tình dục qua mạng: Cha mẹ làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 2

Ảnh minh họa

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Đoàn nhận định, phần lớn phụ huynh giáo dục con chưa có cơ sở khoa học mà chủ yếu dựa vào thói quen. Phụ huynh còn quá e dè thậm chí trốn tránh dạy con cách làm sao để bảo vệ thân thể mình, nhận biết thế nào về việc mình bị xâm hại thân thể và phòng chống ra sao. Nhiều bậc phụ huynh khi được con chia sẻ còn có biểu hiện nghi ngờ con nói sai, rằng trẻ con thì biết gì mà nói, thậm chí phớt lờ. Rồi khi trẻ có biểu hiện sa vào những hiện tượng xấu như nhắn tin bày tỏ tình cảm với người ngoài, yêu đương khi ngồi trên ghế nhà trường... thì rất nhiều phụ huynh lại có thái độ cực đoan là cấm đoán. Tất cả những hành động đó đều sai nguyên tắc giáo dục trẻ.

Theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Đoàn, thông thường khi các con ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể bắt đầu nảy nở, phát triển về giới tính thì cha mẹ mới nghĩ đến việc con có thể bị xâm hại tình dục nhưng trên thực tế, các con dưới 9 tuổi cũng có thể bị xâm hại tình dục.

5 kỹ năng cần thiết bố mẹ nên rèn luyện cho con để giúp bé yêu thông minh lại tự tin hơn trước đám đông

Tự tin là một kỹ năng cần thiết nhất mà bạn cần dạy cho trẻ, vì đây chính là điều quyết định sự thành công của con mình. Muốn làm được điều đó bố mẹ đừng bao giờ quên rèn cho con những điều sau đây.

TIN MỚI NHẤT