Nguyên nhân và các giải pháp phù hợp khi trẻ sơ sinh thở mạnh

Nuôi dạy con 29/03/2020 15:00

Trẻ sơ sinh thở mạnh khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng không rõ con gặp vấn đề gì về sức khỏe. Việc cần làm là tìm nguyên nhân và có giải pháp khắc phục kịp thời.

Nội dung bài viết

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn yếu nên các bé có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào nếu như cha mẹ không thường xuyên lưu tâm đến những dấu hiệu nhỏ nhất của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh thở mạnh là dấu hiệu của bệnh gì, cùng tìm nguyên nhân cũng như giải pháp phù hợp khi trẻ rơi vào tình huống này qua nội dung bài viết dưới đây.

Tre so sinh tho manh
Trẻ sơ sinh thở mạnh do đâu? - Ảnh minh họa: Internet

Tìm hiểu nhịp thở của trẻ sơ sinh 

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường cao hơn so với nhịp thở của người lớn, nếu như người lớn thở trung bình từ 12 – 20 lần/ phút thì nhịp thở của trẻ sơ sinh là 40 – 50 lần/ phút. Bên cạnh đó nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không đều có lúc nhanh, lúc chậm khác nhau.

Giữa các giai đoạn thở bình thường, trẻ sơ sinh có giai đoạn ngưng thở ngắn thường dưới 5 giây, sau đó là giai đoạn thở nhanh hơn trong khoảng 10 giây.

Các bậc cha mẹ có thể theo dõi nhịp thở của con khi trẻ nằm yên hoặc khó bế trẻ để biết được trẻ thở mạnh hay yếu. Mẹ chủ động đếm nhịp thở thông qua cử động ở ngực hay ở bụng của trẻ trong thời gian 1 phút.

Tre so sinh tho manh 1
Nhịp thở trung bình của trẻ sơ sinh là 40 – 50 lần/ phút - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh 

Rất nhiều Cha Mẹ thắc mắc tại sao trẻ sơ sinh thở mạnh, thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây nên hiện tượng này:

  • Khi ngủ ban đêm trẻ sơ sinh thở mạnh, nhanh hoặc phát ra tiếng thở khò khè, nguyên nhân là do cấu trúc mũi của các bé mới sinh còn rất nhỏ và gần như là đường hô hấp duy nhất nên bé chưa chủ động điều chỉnh được nhịp thở ổn định.
  • Một số bệnh lý về viêm tiểu phế quản, viêm phổi cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh, đi kèm với dấu hiệu này là một số dấu hiệu khác như nhịp thở không ổn định, suy yếu dần về sức khỏe, làn da của trẻ tím tái…
Tre so sinh tho manh 2
Các bệnh lý viêm tiểu phế quản, viêm phổi khiến trẻ sơ sinh thở mạnh – Ảnh minh họa: Internet
  • Trẻ bị tắc mũi, ngạt mũi do tồn đọng nước mũi ở bên trong làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, có thể khiến trẻ thở mạnh hơn.
  • Trẻ mắc một số bệnh về cảm lạnh, cảm cúm cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở của trẻ gặp vấn đề.
Tre so sinh tho manh 3
Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến thở mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh 

Trẻ sơ sinh thở mạnh có sao không là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ khi con không may rơi vào trường hợp này. 

Nếu như trẻ sơ sinh đôi khi thở mạnh nhưng không kèm thêm các dấu hiệu bệnh lý khác, bé vẫn ăn đều, tăng cân thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng về sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ thở mạnh thường xuyên và có kèm theo những dấu hiệu sau đây thì cha mẹ cần phải theo dõi liên tục cũng như cho trẻ đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, điều trị kịp thời:

  • Trẻ bỏ bú hoặc bú kém so với những ngày bình thường
  • Trẻ ngủ li bì liên tục, khó đánh thức dậy
  • Trẻ thở khò khè: đây là có thể dấu hiệu trẻ bị các bệnh viêm phế quản, cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Sốt: Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục thì cần phải cho trẻ đi viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám kịp thời.
  • Nghẹt mũi: Đây cũng là một dấu hiệu khá phổ biến khiến cho trẻ thở mạnh, khi trẻ rơi vào trường hợp này các mẹ cần thường xuyên vệ sinh mũi cho các con bằng nước ấm sạch hoặc sử dụng các thuốc xịt mũi chuyên dùng cho trẻ nhỏ.

Nếu như hiện tượng ngạt mũi của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3 – 5 ngày thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Tre so sinh tho manh 4
Trẻ sơ sinh thở mạnh kèm sốt hoặc bỏ bú là những dấu hiệu nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Các biện pháp giúp ổn định hệ hô hấp của trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa trẻ sơ sinh thở mạnh, thở gấp, cha mẹ cần lưu ý một số giải pháp sau:

  • Vệ sinh mũi thường xuyên: Các mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm rồi vệ sinh mũi hàng ngày cho các con. Ngoài ra các mẹ cũng có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi về các loại thuốc nhỏ mũi phù hợp để nhỏ cho các con hàng ngày.
  • Mặc ấm cho trẻ nhỏ đặc biệt trong những ngày mưa lạnh, hệ hô hấp của trẻ còn rất yếu nếu không được giữ ấm trẻ rất có thể bị viêm phổi, viêm phế quản hay cảm lạnh làm ảnh hưởng đến đường thở của bé.
  • Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn đang cho con bú để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
  • Khi trẻ thở mạnh liên tục kèm theo những dấu hiệu khác cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, không được tự ý điều trị tại nhà có thể khiến cho trẻ gặp nguy hiểm.
Tre so sinh tho manh 5
Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có những dấu hiệu thở mạnh liên tục - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nội dung tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh thở mạnh cũng như những giải pháp phù hợp cho trẻ khi không may rơi vào trường hợp này. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích để cha mẹ có thể chăm sóc bé nhà mình một cách cẩn thận, đúng phương pháp, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Mẹo khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ

Trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt là đối với những ai lần đầu tiên làm mẹ.

TIN MỚI NHẤT