Nguyên nhân dẫn đến "KHỦNG HOẢNG" tuổi dậy thì ở con các bố mẹ cần quan sát

Nuôi dạy con 25/01/2023 07:43

Trong khoảng thời gian chuyển giao các con có thể trải qua nhiều vấn đề về tâm lý do ảnh hưởng của nhiều tác nhân. Do đó các bậc cha mẹ cần chú ý quan sát và cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì

Nguyên nhân dẫn đến 'KHỦNG HOẢNG' tuổi dậy thì ở con các bố mẹ cần quan sát - Ảnh 1

Tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều biến đổi về hình thể, tâm lý, sinh lý rất phức tạp nhất. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường gặp hơn hẳn so với các lứa tuổi khác của đời người. Ảnh minh họa: Internet

Tuổi dậy thì là lứa tuổi chịu nhiều biến đổi về hình thể, tâm lý, sinh lý rất phức tạp nhất. Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường gặp hơn hẳn so với các lứa tuổi khác của đời người. Vì vậy các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì cũng dễ xảy ra.

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, hình thể bên ngoài của trẻ có sự thay đổi rất lớn: cơ thể phát triển rất khác biệt so với trước kia, xuất hiện ham muốn tình dục. Con gái sẽ phát triển kích thước ngực, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt... Con trai vỡ tiếng, bắt đầu mọc ria mép...

Nguyên nhân chính được cho là gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là do sự phát triển nhanh của các hormone sinh dục, sự phân biệt giới tính bắt đầu hình thành khiến các trạng thái cảm xúc nhạy cảm xuất hiện. Nếu những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ, thầy cô không hiểu rõ những cảm xúc của trẻ mà còn tác động mạnh vào các vấn đề đó sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng, dễ nảy sinh xung đột, dẫn đến các rối loạn cảm xúc.

Đối với bạn bè cùng trang lứa, em nào có những biểu hiện dậy thì trước sẽ dễ bị bạn bè hiểu lầm, trêu chọc và bị phân biệt đối xử. Những trẻ dậy thì nổi rất nhiều mụn bọc, mụn cám thường gặp phải những lời nói xấu hoặc chê bai về hình thức của mình. Sự thay đổi về chiều cao trong giai đoạn dậy thì cũng có thể khiến các em bối rối.

Ở lứa tuổi chuyển giao từ một đứa trẻ thành một người lớn, các em trở nên rất nhạy cảm, rất dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không được người lớn giải tỏa và định hướng, các em sẽ càng dễ bị sốc và hoang mang hơn, về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên tâm lý, khiến các trẻ có thể mắc các hội chứng tâm lý tuổi dậy thì như rối loạn về hành vi, rối loạn cảm xúc và rối loạn tâm thần.

  •  Stress – Vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ trong độ tuổi dậy thì
Nguyên nhân dẫn đến 'KHỦNG HOẢNG' tuổi dậy thì ở con các bố mẹ cần quan sát - Ảnh 2

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh xảy ra khi cơ thể buộc phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh hoặc phải trải qua những vấn đề, biến cố lớn. Ảnh minh họa: Internet

Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh xảy ra khi cơ thể buộc phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh hoặc phải trải qua những vấn đề, biến cố lớn. Đây là một phần tất yếu của cuộc sống và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong độ tuổi dậy thì, sự thay đổi về tâm sinh lý khiến trẻ bắt đầu chú ý đến ngoại hình và đặc biệt quan tâm đến lời nói, ánh mắt của những người xung quanh.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì rất dễ bị căng thẳng do cảm thấy bản thân có ngoại hình xấu, kết quả học tập không tốt, bị bạn bè nói xấu, tẩy chay, gia đình không thấu hiểu,… Ngoài ra, áp lực từ việc học và sự khiển trách của thầy cô giáo cũng khiến cho trẻ bị stress.

  •  Hội chứng tự ngược đãi bản thân

Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self Harm) là một trong những rối loạn tâm lý thường gặp ở tuổi dậy thì. Hội chứng này đặc trưng bởi các hành vi tự gây tổn thương về mặt thể chất và tinh thần như tự cào cấu, rạch tay, nhịn ăn, nhổ tóc, tự đánh đập bản thân, lao đầu vào tường, tưởng tượng bản thân bị ruồng bỏ,…

Theo các chuyên gia, những hành vi tự hại ở người bị hội chứng này là phản ứng đối kháng lại với sang chấn tâm lý và căng thẳng thần kinh. Trẻ ở độ tuổi dậy thì có nguy cơ cao mắc hội chứng này do cách giáo dục cứng nhắc của nhà trường, thường xuyên bị ức chế tâm lý, gia đình thiếu sự quan tâm, hay la mắng, đánh đập,…

  • Rối loạn hành vi

Nhiều trẻ hình thành ý nghĩ mình kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh khi bước vào độ tuổi dậy thì. Tâm lý tự ti dần dần khiến trẻ e dè, ngại tiếp xúc, không thích bộc lộ và hay nghi ngờ khả năng của bản thân. Tự ti sẽ khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi, thừa cân... lâu ngày sẽ mắc các hội chứng tâm lý khác như: trầm cảm, hoang tưởng…

Ở tuổi dậy thì rất dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy từ bạn bè xấu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn hành vi và hậu quả nghiêm trọng như trộm cắp, đua xe mạo hiểm, gây thương tích cho người khác, chống người thi hành công vụ, bỏ nhà ra đi, hỗn láo với người lớn…

2. Phụ huynh làm gì để giúp trẻ bị rối loạn tâm lý?

Khi thấy trẻ có những biểu hiện rối loạn tâm lý. Các bậc phụ huynh không nên giấu giếm. Đồng thời không nên mặc cảm về những rối loạn mà trẻ mắc phải. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần sớm nhất có thể. Đây là lúc trẻ rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của bác sĩ cũng như người thân trong gia đình.

Chính sự điều trị sớm và chăm sóc tận tình sẽ giúp trẻ nhanh chóng thuyên giảm những rối loạn tâm lý, hành vi. Phụ huynh cũng nên:

  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với trẻ.
  • Khuyến khích con em mình tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh.
  • Nhắc nhở trẻ tránh các trò chơi bạo lực. Cũng như không nên tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy, tệ nạn xã hội,…
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.

Chế độ ăn uống lành mạnh để giữ cho con bạn an toàn trước nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gia tăng mạnh ở trẻ nhỏ

Thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Phòng ngừa thậm chí còn quan trọng hơn nếu con bạn có nguy cơ gia tăng do béo phì, cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

TIN MỚI NHẤT