Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa và cách chữa hiệu quả

Nuôi dạy con 18/03/2020 20:45

Bạn đã biết cách cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa chưa? Nếu chưa thì cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Để cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa, điều đầu tiên là các mẹ cần nắm rõ lý do dẫn đến mất sữa một bên trước vì đây là tình trạng hay gặp phải ở các mẹ bầu. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu để có thể áp dụng cho chính mình và người thân.

cai sua cho be me bi cang sua
Cai sữa cho bé khi mẹ bị căng sữa
  1. Lý do nào khiến mẹ bị mất sữa một bên?

Hiện tượng này thường xảy ra khi mẹ phát hiện một bên ngực tiết ra ít sữa dần rồi mất hẳn, có trường hợp diễn ra đột ngột rồi mất hẳn chỉ trong một ngày. Tình trạng này hay xảy ra ở mẹ sau sinh 2 tháng. Lý do là gì?

Hầu như nguyên nhân đều đến từ thói quen bú của bé. Khi mẹ cho bé bú sẽ chọn bên thuận vì khi chọn như vậy thì bé sẽ bú rất ngoan, bú ngon và lâu hơn mà quên mất bầu sữa còn lại, chưa kể đến khi bé bú dần chìm vào giấc ngủ, mẹ không muốn đổi bên vì sợ bé bú mất ngon hoặc thức giấc. Từ đó, hiện tượng một bên sữa cạn và một bên tràn sữa xảy ra.

Chúng ta nên hiểu quy trình hoạt động của tuyến vú. Khi bé mút vào đầu ngực, các cơ quan tạo ra sữa sẽ được kích thích và sản xuất ra sữa, nếu tình trạng đầu ti của mẹ không được bé bú, mút đồng nghĩa với tuyến vú không nhận được tín hiệu phải sản xuất ra sữa, dần dần sữa sẽ tiết ra ít dần và mất đi.

cai sua cho be me bi cang sua
Lý do nào khiến mẹ bị mất sữa một bên?

Các mẹ cũng không nên quá lo lắng khi thấy ngực một bên to, một bên nhỏ vì cơ thể phụ nữ trước khi mang thai, khi đang mang thai và sinh con vốn dĩ đã không đều, một bên 8, một bên 10, thường ngực trái sẽ lớn hơn ngực phải. Khi mẹ cảm thấy hai bầu ngực chênh nhau nhiều,tức một bên 3 một bên 7, vắt thử thì không thấy ra sữa thì có nghĩa là mẹ đã bị mất sữa một bên.

  1. Giải pháp nào khi bị mất sữa?

Khi bị mất sữa thì mẹ không nên tập trung cho con bú bên bị mất sữa mà quên luôn bên còn lại, nhằm mục đích kích sữa về vì khi làm như vậy thì sẽ gây mất sữa luôn cả bên còn lại, khi bên đang còn sữa không được bé tiếp tục bú, lượng sữa tiết ra không được tiêu thụ thì hoạt động sản xuất sữa cũng sẽ mất dần đi. Vì thế cho nên mẹ cần cho bé tiếp tục bú sữa bình thường ở bầu ngực không bị mất sữa, riêng bên đã bị mất sữa thì tăng cường cho bé bú để kích sữa về.

Phụ thuộc vào máy hút sữa cũng là một sai lầm vì dù hút sữa bằng máy có hiệu quả cho việc tiết sữa ra nhiều hơn nhưng việc bú trực tiếp của bé vẫn tốt hơn. Mẹ nên cân bằng giữa dùng máy hút sữa và cho bé bú tự nhiên. Khi bé không chịu bú bên mất sữa do bé mút nhưng không có sữa, bé sẽ nhả ra, vậy thì mẹ hãy dùng tay xoa bóp kết hợp máy hút sữa.

cai sua cho be me bi cang sua
Giải pháp nào khi bị mất sữa?

Khi dùng hút sữa mẹ cũng lưu ý không nên hút sữa với một lực quá mạnh sẽ gây tổn thương đầu vú, không lạm dụng hút sữa ngày đêm mà cần hút theo giờ cố định hằng ngày, không hút sữa vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ăn các thực phẩm lợi sữa cũng là một cách để gọi sữa về nhanh chóng. Phòng bệnh dễ hơn chữa bệnh, mong rằng khi tìm hiểu rõ nguyên do và phương pháp đúng thì mẹ sẽ duy trì thói quen cho bé bú đều hai bầu ngực ngay sau khi sinh, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi khoa học để nguồn sữa về đều và giàu dinh dưỡng cho bé yêu phát triển.

  1. Triệu chứng căng sữa

Khi bầu ngực bị căng sữa, mẹ thường gặp các cấu hiệu như ngực bị sưng và ngứa, có cảm giác đau tức ngực, đồng thời các mô tuyến sữa bị phù nề làm hai ngực của mẹ bị căng khó chịu hoặc có thể xảy ra tình trạng mệt mỏi và sốt cao ở một số mẹ.

cai sua cho be me bi cang sua
Triệu chứng căng sữa

Tình trạng này sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần tùy vào cơ địa và tình hình căng sữa của từng người, trên thực tế, tình trạng căng sữa không đáng lo ngại, một vài trường hợp nặng thì mẹ có thể tìm đến bác sĩ để điều trị.

Tuy nhiên, có một vài tình huống kéo dài chuyển sang áp xe vú làm mẹ đau đớn. Nguyên nhân đến từ việc mẹ quá lo lắng và muốn rút ngắn cơn khó chịu nên đã sử dụng nhiều biện pháp không đúng, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Khi mẹ dùng cách làm hết căng sữa sai, sẽ khiến sữa bị ứ đọng, làm ống dẫn sữa bị ách tắc, đầu vú trở nên sưng tấy, viêm tắc tia sữa.

  1. Sai lầm hay mắc phải khi bị căng sữa

Tìm hiểu các sai lầm hay mắc phải khi cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa để phòng tránh là một việc không dư thừa. Khi nắm rõ các sai lầm thì chúng ta sẽ biết cách chữa hiệu quả nhất, giảm thiểu những diễn biến xấu có thể xảy ra. Hiện tượng căng sữa sau khi cai sữa cho bé xảy ra là do khi bé ngừng bú mà cơ thể người mẹ lại không thể ngay lập tức ngừng sản xuất sữa, lúc này các tuyến sữa cần thời gian để quen dần.

Do sau sinh chăm con, thức khuya đã rất mệt mỏi, thể trạng của mẹ còn yếu, cơn căng tức sữa một bên gây cảm giác khó chịu khiến mẹ càng trở nên rối trí và muốn chữa dứt điểm tình trạng này nhanh nhất có thể. Thêm tâm lý lo lắng sữa mất quá lâu sẽ rơi vào tình trạng mất sữa vĩnh viễn khiến mẹ áp dụng đủ mọi cách được mách bảo.

cai sua cho be me bi cang sua
 Sai lầm mắc phải khi bị căng sữa
  1. Cách làm hết căng sữa khi cai sữa

Cách hạn chế căng sữa khi cai sữa cho bé là tập cho tuyến vú có điều kiện thích nghi dần vì sự cai sữa đột ngột này cần thời gian. Khi nhu cầu sản xuất ít đi thì mức độ căng sữa cũng tỉ lệ thuận theo, sau một thời gian tình trạng căng sữa sẽ tự hết. Hiện tượng căng sữa thường kéo dài khoảng 1 tuần, sau đó lượng sữa tiết ra giảm dần, ngực sẽ bớt căng tức hơn.

Khi mẹ bị căng sữa nên hạn chế chườm nóng bầu ngực vì điều này sẽ tạo cho các tuyến sữa hoạt động nhiều hơn, bầu ngực sẽ căng cứng hơn. Mẹ có thể chọn giải pháp ngâm mình trong bồn nước ấm vì cách này sẽ giúp mẹ thư giãn tinh thần mà không làm sữa tiết ra nhiều hơn.

Ngoài ra không nên mặc những chiếc áo quá bó sát và luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường như mùi lạ, sưng đỏ, hành sốt thì nên đến bệnh viện để kiểm tra vì khả năng bạn có thể bị viêm tuyến vú.

Để giảm căng sữa, mẹ nên dùng khăn sạch ngấm với nước ấm hoặc dùng túi đá chườm lên vùng ngực trong vài phút để giảm lượng máu đến tuyến vú gây kích sữa. Mẹ có thể massage vùng vú bị nổi cục do tắc tuyến sữa để làm tan sự tắc nghẽn.

Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe, các món ăn chứa lá lốt rất tốt cho sức khỏe của mẹ khi bị căng sữa một bên. Một cách dân gian thông dụng có thể dùng là đắp một lớp lá bắp cải lên bầu ngực, nếu mẹ muốn để lâu đến 24 – 48 tiếng thì mặc áo ngực bên ngoài để giữ lớp bắp cải không bị rơi.

Hãy ăn ngủ sinh hoạt đều độ, thư giãn và chia sẻ cảm xúc cùng chồng và người thân trong gia đình để giải tỏa áp lực, cải thiện tâm trạng và giúp tinh thần lạc quan, thoải mái hơn, đó là cách chữa căng tức sữa sau sinh hiệu quả nhất.

cai sua cho be me bi cang sua
Cách làm hết căng sữa khi cai sữa

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa không khó, chỉ cần mẹ áp dụng đúng phương pháp, vì thế đừng lo lắng quá mức khiến tình trạng trở nên xấu đi, bởi đây là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở nhiều mẹ sau sinh.

Cách kích sữa về nhiều cho mẹ bị mất sữa

Cách kích sữa về nhiều như thế nào? Có nên dùng máy hút để kích sữa về khi ít sữa hay không? Mẹ bỉm nên ăn gì để lợi sữa? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau!

TIN MỚI NHẤT