Bé bị viêm tai giữa: Nguyên nhân và cách điều trị

Nuôi dạy con 21/02/2020 06:03

Bé bị viêm tai giữa là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nên phải chữa trị kịp thời.

Viêm tai giữa là bệnh lý về tai mũi họng mà mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Tuy nhiên, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh còn yếu nên các bé thường hay mắc phải căn bệnh này. Bài viết này xin đưa ra nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị viêm tai giữa để giúp các mẹ đỡ lo lắng hơn.

Be bi viem tai giua
Bé bị viêm tai giữa - Ảnh minh họa: Internet

Thế nào là bệnh viêm tai giữa?

Trong tai có một ống nối tai giữa với cổ họng được gọi là vòi nhĩ. Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus tác động trực tiếp tới vòi nhĩ và hòm nhĩ của bệnh nhân. Bệnh được chia làm 2 loại là:

  • Viêm tai giữa cấp tính: là tình trạng viêm cấp tính trong tai giữa, tình trạng nhiễm trùng trong tai giữa kèm theo có dịch. Bệnh có thể tự khỏi sau từ 5 – 7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh.
  • Viêm tai giữa mãn tính: Khi tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc tai giữa kéo dài, bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ, phù nề niêm mạc trong tai giữa,… nếu như không được điều trị kịp thời.
Be bi viem tai giua 1
Viêm tai giữa gồm cấp tính hoặc mãn tính - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Một số nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa cụ thể như:

  • Kém vệ sinh tai, mũi, họng: khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, có điều kiện lây lan gây bệnh.
  • Vòi nhĩ bị tắc nghẽn: do nguyên nhân nào đó khiến cho việc thông khí và dẫn lưu dịch ở tai mũi họng bị gián đoạn, gây tích tụ trong tai giữa. Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
  • Một số bệnh lý như: viêm amidan, viêm họng… làm cho các chất xuất tiết do những bệnh này chảy qua vòi nhĩ gây nhiễm trùng tai.
  • Trẻ mắc một số bệnh lý như thủng màng nhĩ, viêm ống tai ngoài,…
  • Do môi trường ô nhiễm, sử dụng nguồn nước tắm không đảm bảo vệ sinh,…
Be bi viem tai giua 2
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa - Ảnh minh họa: Internet

Những triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ 

Một số triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết bé bị viêm tai giữa như:

  • Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ
  • Trẻ bị sốt cao, thường trên 38 độ
  • Trẻ bị đau tai, khi nằm trẻ thường kéo tai, khó chịu ở tai 
  • Có chất dịch chảy ra từ tai 
  • Trẻ chán ăn, không bú, mệt mỏi, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa…

Trẻ bị viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời và dứt điểm, tránh để chuyển sang giai đoạn mãn tính, tích mủ sẽ rất khó điều trị hoặc để lại những hậu quả xấu như thủng màng nhĩ, điếc hoặc biến chứng nội sọ,… Qua đây, bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không rồi chứ.

Be bi viem tai giua 3
Trẻ quấy khóc, khó chịu khi bị viêm tai giữa - Ảnh minh họa: Internet

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em 

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Câu trả lời là có, hầu như các trường hợp viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi sau 4, 5 ngày khi có hoặc không sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu như trẻ có sức đề kháng yếu hoặc nguyên nhân gây bệnh không phải do virus thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, trong một số trường hợp sau bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bé bị viêm tai giữa:

  • Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi
  • Các triệu chứng nhiễm trùng ngày càng nặng
  • Trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu nhiều
  • Có dịch chảy ra từ tai của trẻ
  • Trẻ bị nhiễm trùng cả 2 tai 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng các phương pháp dân gian:

  • Sử dụng rau diếp cá: Bạn lấy rau diếp cá khô và táo đỏ cho vào nồi, sắc lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá diếp cá tươi, giã nát, vắt lấy nước, rồi đem nhỏ vào tai của trẻ. 
  • Sử dụng cây kinh giới: Bạn sử dụng cây kinh giới, hoa xuyến chi, ngân hoa, liên kiều đem sắc lấy nước cho trẻ uống. 
Be bi viem tai giua 4
Rau diếp cá điều trị trẻ bị viêm tai giữa - Ảnh minh họa: Internet

Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ

  • Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác đang bị bệnh viêm tai, cảm lạnh…
  • Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé. Khi trẻ bú, bình sữa có thể chảy vào trong ống tai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. 
  • Cho trẻ tiêm phòng một số bệnh như cúm, phế cầu để giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa.
  • Khi chăm sóc trẻ bị tai giữa, cần vệ sinh tai bằng nước ấm sạch thường xuyên đồng thời cho trẻ bú đều hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khi bị bệnh.
  • Đối với trẻ đang ăn dặm, không nên sử dụng các thực phẩm làm tăng tình trạng đau nhức hay kích thích tạo mủ như đồ nếp, hải sản, thịt đỏ,… Giờ đây, các mẹ đã biết trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Be bi viem tai giua 5
Không sử dụng đồ nếp khi bé bị viêm tai giữa - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những nội dung tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị khi bé bị viêm tai giữa. Tuy là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, song nó lại khiến cho trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn,… Vì vậy, bệnh cần được chữa trị kịp thời để tránh chuyển sang mãn tính hoặc để lại những biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ.

Bất ngờ thông tin bé 2 tuổi đã mắc bệnh ung thư buồng trứng

Dù chỉ mới 2 tuổi nhưng bé Kenni ở bang Georgia (Mỹ) đã bị chuẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.

TIN MỚI NHẤT