7 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện mạng xã hội

Nuôi dạy con 18/01/2024 09:02

Bạn có đang lo lắng con mình nghiện mạng xã hội?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Current Psychology, gần một phần tư thanh thiếu niên nghiện mạng xã hội. 

Chuyên gia về quyền riêng tư trực tuyến Trevor Cooke từ EarthWeb đã chia sẻ những hành vi phổ biến có thể báo hiệu con bạn nghiện mạng xã hội. Cooke khuyên các bậc cha mẹ nên trò chuyện với con cái để “giải thích tại sao việc sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm lại quan trọng”. 

Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, Cooke khuyên các bậc cha mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để con học cách có mối quan hệ lành mạnh với công nghệ và mạng xã hội.

Chuyên gia đã chia sẻ 7 dấu hiệu cho thấy con bạn có thể nghiện mạng xã hội và cần đánh giá lại nhu cầu sử dụng của con với mạng xã hội hoặc gặp chuyên gia.

7 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện mạng xã hội - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

1. Sở thích xếp sau điện thoại

“Con bạn có sử dụng các nền tảng như Instagram hay Facebook vào mọi thời điểm cả ngày lẫn đêm không?”, Cooke hỏi. “Khi tương tác trên mạng xã hội của con chiếm ưu thế hơn so với việc con dành thời gian cho sở thích cá nhân, cha mẹ hãy chú ý", Cooke cho biết.   

Ông khuyên các bậc cha mẹ nên kiểm tra các tính năng theo dõi thời gian trên thiết bị của con để đánh giá xem con mình dành bao nhiêu giờ mỗi ngày cho các ứng dụng mạng xã hội.

2. Quan tâm đến bình luận trên mạng xã hội 

Chuyên gia gợi ý rằng các bậc cha mẹ nên đánh giá mức độ quan tâm của con đến những phản ứng và sự chú ý mà chúng nhận được trên mạng xã hội. 

“Con có tỏ ra bận tâm không lành mạnh với số lượt thích, lượt chia sẻ và bình luận mà chúng nhận được không?”, Cooke hỏi.

Cooke khuyên: “Mối quan tâm liên tục này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sức khỏe tinh thần của con. Điều quan trọng là phải cho con biết rằng những số liệu này không liên quan gì đến giá trị con người của con hoặc mức độ người khác thích con như thế nào”.

7 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện mạng xã hội - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

3. Tâm trạng thất thường 

Cooke khuyên các bậc cha mẹ cân nhắc xem con có biểu hiện cáu kỉnh, lo lắng hoặc buồn bã khi không sử dụng mạng xã hội hay không.

Ông lưu ý: “Hành vi này có thể là dấu hiệu biểu hiện của chứng nghiện”.

4. Giảm hoạt động thể chất

Chuyên gia cảnh báo rằng trẻ em tránh các hoạt động thể chất và thời gian ở ngoài trời để ở trong nhà và lướt mạng xã hội có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe.   

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, trẻ em từ 6 đến 17 tuổi nên có một giờ hoạt động thể chất mỗi ngày để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, vì lối sống ít vận động đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.      

Cooke khuyến nghị các hoạt động như đi bộ đường dài cùng gia đình hoặc tham gia câu lạc bộ thể thao cũng là giải pháp khuyến khích giúp trẻ hoạt động thể chất và kết nối xã hội.

5. Bỏ bê trách nhiệm

Cooke nói: “Điều quan trọng là phải khuyến khích con hoàn thành tất cả các nghĩa vụ khác trước khi mở bất kỳ ứng dụng mạng xã hội nào”.

Ông giải thích rằng những đứa trẻ nghiện mạng xã hội có thể bắt đầu bỏ bê những nhiệm vụ quan trọng như bài tập về nhà, công việc nhà, chăm sóc thú cưng hoặc các nhiệm vụ khác. 

7 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện mạng xã hội - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

6. Giấc ngủ bị gián đoạn

Cooke lưu ý rằng việc sử dụng mạng xã hội quá mức, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở mọi lứa tuổi - đặc biệt là ở trẻ em.

Các chuyên gia y tế hiện đã phát hiện ra rằng thời gian xem màn hình vào đêm khuya là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lệch múi giờ xã hộ, sau đó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý ở thanh thiếu niên.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính bảng và TV có thể gây dậy thì sớm. Việc thiếu ngủ đủ giấc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, kết quả học tập và sức khỏe tổng thể của trẻ. 

7. Hạn chế tương tác xã hội

Trẻ nghiện mạng xã hội có thể hạn chế khỏi các tương tác trực tiếp ở ngoài xã hội vì chúng ngày càng trở nên khó chịu khi giao tiếp trực tiếp và thích ẩn mình sau màn hình điện thoại. 

Cooke lưu ý: “Điều này có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội của con và dẫn đến cảm giác bị cô lập. Khuyến khích con tương tác trực tiếp nhiều hơn bằng cách giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ, chẳng hạn như đón tiếp bạn bè của con tại nhà hoặc đưa con đến một nơi nào đó mà chúng có thể đi chơi trực tiếp với bạn bè của mình".     

Cha mẹ chăm làm 5 điều này, con ngày càng nhanh nhẹn, hoạt bát và luôn khỏe mạnh

Với con trẻ, sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Thế nhưng điều này lại phụ thuộc vào nỗ lực của cha mẹ.

TIN MỚI NHẤT