Nồi nhôm thường được dùng để kho, đun nấu nhưng ít ai biết cách sử dụng dễ bị bào mòn: 5 lưu ý để tránh gây bệnh

Mẹo vặt trong bếp 01/07/2023 11:48

Nếu đang sử dụng nồi nhôm để nấu ăn hàng ngày, bạn hãy lưu ý những điều sau để sử dụng công cụ này bền lâu hơn và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé.

Bạn thường sử dụng nồi nhôm như thế nào?

Hẳn bạn cũng đã biết, nồi, chảo, ấm… bằng nhôm được sử dụng rất phổ biến do nhẹ, truyền nhiệt tốt, giá khá mềm. Tuy nhiên, đồ dùng bằng nhôm rất dễ bị ăn mòn và nếu không cẩn thận, người sử dụng còn có thể bị ngộ độc.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm thông tin trên Báo Phụ Nữ Việt Nam cho biết, nhôm là một kim loại mà ở trong không khí (bình thường) sẽ phản ứng với oxy tạo ra oxit nhôm khá bền ở nhiệt độ bình thường. Oxit nhôm sẽ tạo thành một lớp màng bao quanh nồi giúp ngăn tác động của môi trường vào nhôm ở bên trong, đồng thời cũng ngăn không cho nhôm ở bên trong tan ra ngoài. Cũng chính vì lẽ đó mà nhôm không bị hoen rỉ.

Nồi nhôm thường được dùng để kho, đun nấu nhưng ít ai biết cách sử dụng dễ bị bào mòn: 5 lưu ý để tránh gây bệnh - Ảnh 1
Nhiều người khi thấy nồi xỉn màu vàng mang ra chà, cọ cho sạch khiến cho lớp bảo vệ bị mất đi. Ảnh: Internet

Lớp màng bảo vệ nhôm này sẽ khiến cho nồi mất đi độ bóng và xỉn màu. Nhiều người khi thấy nồi xỉn màu vàng mang ra chà, cọ cho sạch khiến cho lớp bảo vệ bị mất đi. Chỉ sau thời gian ngắn sử dụng nồi nhôm sẽ bị rỗ mặt, có hiện tượng ăn mòn, độ bền không cao.

Những nồi nhôm được làm từ nhôm tinh khiết nếu biết cách sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến quá trình ăn mòn diễn ra nhanh, nhất là khi dùng nồi nhôm để nấu/đựng đồ ăn có muối hoặc đồ ăn chua.

Với các loại nồi nhôm giá rẻ, được làm bằng phế liệu, pha tạp thì có thể chứa các chất độc hại vượt quá quy định cho phép đối với sức khỏe.

Nồi nhôm thường được dùng để kho, đun nấu nhưng ít ai biết cách sử dụng dễ bị bào mòn: 5 lưu ý để tránh gây bệnh - Ảnh 2
Sử dụng đồ nhôm như thế nào để an toàn. Ảnh: Internet

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu vượt quá sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan, thậm chí là ngộ độc cấp tính.

Theo chuyên gia, việc sử dụng nồi nhôm không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ, đặc biệt là các loại nhôm tái chế không đảm bảo chất lượng.

Để sử dụng nồi nhôm an toàn, các chuyên gia lưu ý:

- Không nấu canh chua, kho thức ăn bằng nồi nhôm vì sẽ tạo ra phản ứng với oxit nhôm và làm nó tan một phần vào canh, khi ăn vào sẽ gây hại sức khỏe.

- Không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài: Điều này sẽ khiến hình thành nên các chất không tốt cho sức khoẻ.

- Không sử dụng nồi nhôm đựng đồ ăn có muối: Do nhôm tác dụng với muối khiến cho oxit nhôm hoà tan vào thực phẩm sẽ không tốt cho sức khoẻ.

- Không dùng đồ nhôm để muối hay đựng dưa cà.

- Không đựng các thức ăn có chất axid, chất kiềm bằng đồ nhôm vì sẽ sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cho cơ thể. Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, các thức ăn có mì chính trong đồ bằng nhôm.

Khi mới mua nồi nhôm, bạn nên làm gì để sử dụng được lâu, bền mà vẫn tốt cho sức khỏe?

- Nhận biết đồ nhôm tái chế theo cảm quan bên ngoài thì nồi nhôm tái chế có lẫn nhiều tạp chất nên bề mặt thường có nhiều vết màu xám đen, không bóng, có vệt đen. Khi dùng một thời gian ngắn nếu là nhôm tái chế thì sẽ oxy hóa nên bị xỉn, rỗ mặt, có hiện tượng ăn mòn, độ bền không cao. 

- Nồi nhôm mới mua về, bạn nên dùng để xào, nấu thức ăn trước sẽ tốt hơn. Khi đun nấu cần lau khô nước ở mặt ngoài để đảm bảo tuổi thọ cho nồi.  

- Sau khi đun hấp thức ăn bằng nồi nhôm, không nên làm lạnh đột ngột vì có thể khiến nồi bị biến dạng. Đặc biệt, không dùng nồi nhôm để chứa bột mì trong thời gian dài vì sẽ tạo thành những vết lốm đốm, rỗ trên bề mặt nồi.

- Bạn không nên dùng miếng bùi nhùi quá sắc để cọ rửa đồ nhôm, vì có thể làm mất lớp bảo vệ này. Với những ấm nhôm nấu nước lâu ngày bị tích một lớp cặn dưới đáy, bạn có thể khử cặn bằng cách cho vào ấm một muỗng sô-đa, sau đó đổ thêm nước vào, nấu trên bếp cho nóng là khử được lớp cặn.

- Nồi nhôm sử dụng lâu ngày cũng có thể bị xỉn màu. Hãy dùng một ít vỏ táo và axít loãng cho vào nồi nhôm rồi đun sôi. Xả lại bằng nước lạnh rồi rửa với nước rửa chén cho đến khi sạch. Không nên để vật dụng bằng nhôm trên bếp quá lâu mà không có nước hoặc thức ăn bên trong. Sau khi nấu ăn xong, chảo nồi còn nóng không nên ngâm vào nước lạnh ngay mà hãy để nó nguội bớt.

 

 Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì? Mẹ đảm đang tự tay chuẩn bị mâm cúng đẹp như tranh vẽ, ai nhìn cũng phải thích mê

Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian phương Đông, được tổ chức vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 Âm Lịch hàng năm. Năm nay 2023 thì nhằm ngày thứ 5 - 22/06 dương lịch.

TIN MỚI NHẤT