Nhau thai bám thấp mặt trước là gì? Có nguy hiểm cho thai nhi không?

Mẹ bầu 07/06/2018 10:14

Nhau thai là một trong những bộ phận góp phần nuôi dưỡng bào thai. Ở mỗi mẹ bầu vị trí nằm của nhau thai sẽ khác nhau. Nếu nhau thai bám thấp mặt trước thì mẹ bầu cần phải cẩn thận vì lúc sinh có thể bị mất máu, thậm chí gây tử vong cho thai phụ.

Bắt đầu từ tuần thứ 11-12 của thai kì trở đi, các bác sĩ đã có thể thấy được hình ảnh của bánh nhau thông qua siêu âm bằng đầu dò âm đạo. Lúc này, mẹ sẽ biết được vị trí của nhau thai.

Nhau thai bám thấp mặt trước là gì?

Nhau thai bám thấp mặt trước nếu không xử lý kịp thời trong quá trình chuyển dạ mẹ có thể bị tử vong
Nhau thai bám thấp mặt trước nếu không xử lý kịp thời trong quá trình chuyển dạ mẹ có thể bị tử vong. Ảnh internet

Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai để đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi diễn ra bình thương. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn. Nếu nhau thai ở những vị trí như: Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung); Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung); Nhau bám ở phía trên thành tử cung; Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé, bé yêu sẽ phát triển bình thường và không có vấn đề gì xảy ra.

Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn đầu mang thai hợp tử bám vào tử cung nhưng “cư trú” ở phía dưới tử cung thì sẽ kéo theo hiện tượng nhau thai bám thấp, có thể là nhau thai bám thấp mặt trước hoặc mặt sau.

Nhau thai bám thấp mặt trước sẽ cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ, khi cổ tử cung mở (trong giai đoạn chuyển dạ) cũng là lúc nhau thai tràn ra ngoài, có thể khiến cho thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong nếu như không được xử lý kịp thời.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng nhau thai bám thấp mặt trước

Nguyên nhân gây ra nhau thai bám thấp hiện nay chỉ là suy đoán
Nguyên nhân gây ra nhau thai bám thấp mặt trước hiện nay chỉ là suy đoán. Ảnh internet

Nhau thai bám thấp mặt trước thường do một số nguyên nhân như:

+ Tử cung bị dị dạng, có sẹo mổ, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt.

+ Có một số ý kiến cho rằng nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định rõ. Có thể là do sự tuần hoàn dinh dưỡng của niêm mạc vùng đáy tử cung bị giảm sút. Khi tuần hoàn dinh dưỡng kém, nhau thai sẽ trải rộng diện tích bám để bù trừ tình trạng thiếu hụt và tràn xuống đoạn dưới tử cung.

Tuy nhiên, dù là do nguyên nhân gì đi chăng thì nhau thai bám thấp mặt trước cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

>>> Xem thêm:

- Cách điều trị nhau thai bám thấp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

- Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Có gây sảy thai và sinh non?

Các nguy cơ thường gặp khi nhau thai bám thấp mặt trước

Bắt đầu từ tuần thứ 20 trở đi, nhau thai tương đối lớn so với kích thước của tử cung, nhau thai bám thấp sẽ bao phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Nhau thai sẽ chặn lối ra của bé nên người mẹ cần phải sinh mổ. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu còn phải đối mặt với những nguy cơ do nhau thai bám thấp mặt trước gây ra như sảy thai và sinh non là rất cao. Vì thế, thường được bác sĩ chỉ định cho mổ đẻ hoặc phải nhập viện sớm để theo dõi cơn chuyển dạ.

Nhau thai bám thấp mặt trước có thể chặn lối ra của bé nên mẹ bầu chịu nhiều đau đớn và phải sinh mổ
Nhau thai bám thấp mặt trước có thể chặn lối ra của bé nên mẹ bầu chịu nhiều đau đớn và phải sinh mổ . Ảnh internet

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian, giảm bớt nguy cơ gây hại từ việc nhau thai bám thấp. Nên mẹ bầu cần đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi xem bánh nhau có thay đổi vị trí hay không.  Đi khám khoảng 1 lần/tháng, đồng thời hạn chế các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều và tránh quan hệ vợ chồng. Ngoài ra, cần phải nghỉ ngơi thật nhiều, thai phụ cũng không nên quá lo lắng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ đã hiểu hơn về tình trạng nhau thai bám thấp mặt trước, để đảm bảo an toàn cho quá trình mang thai. 

Mang thai chỉ ăn cơm với rau, ai cũng tưởng mẹ bầu keo kiệt nhưng sự thật hoàn toàn khác

Bữa cơm đạm bạc của mẹ bầu khiến nhiều người xót xa vì không phải cô không có tiền mua đồ ăn mà là nghén không nuốt nổi.

TIN MỚI NHẤT