Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng: Nguyên nhân và cách xử lý

Mẹ bầu 31/01/2018 15:22

Nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng, không biết có phải là dấu hiệu báo sắp sinh hay không, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ thế này. Vậy nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là gì và cách xử lý ra sao mời các chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là tình trạng mà các mẹ bầu rất dễ gặp phải. Nhiều mẹ lo lắng rằng đây là dấu hiệu báo sắp sinh, các bé sẽ bị sinh non. Tuy nhiên không phải vậy, mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là một hiện tượng bình thường và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như tâm lý, cảm xúc của mẹ, các cơn đau chuyển dạ giả,....Cùng tìm hiểu câu trả lời thỏa đáng nhất về những cơn gò bụng tháng thứ 8 và cách xử lý khi gặp một cách nhanh và hiệu quả nhất nhé các mẹ. 

Tìm hiểu về mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng 

Nguyên nhân mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có đáng lo?
Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có đáng lo? Ảnh: Internet

Như đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụng mẹ căng cứng, đau bụng, và hiện tượng này không phải tận tháng thứ 8 mang thai mới xuất hiện mà nó đã có mặt từ cuối kỳ tam cá nguyệt thứ 2 đến đầu tam cá nguyệt thứ 3 rồi, chỉ là tần suất nó sẽ thưa thớt hơn và có thể là mẹ bầu không để ý. Nhìn chung nếu chỉ những cơn gò bụng, bụng căng cứng mà không có những triệu chứng thêm như đau lưng hay chảy máu thì không cần quá lo lắng nhé. Nó chỉ những cơn đau chuyển dạ giả (Braxton-hicks) xuất hiện dưới nhiều tác động, chủ yếu là: 

  • Tâm lý và cảm xúc của mẹ bầu: Khi mang thai mối liên kết giữa mẹ và bé rất chặt chẽ, mẹ vui, buồn, căng thẳng, lo lắng đều sẽ tác động trực tiếp đến các bé và gây ra những cơn gò bụng giả như thế này. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các mẹ mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng. Điều chỉnh cảm xúc, luôn giữ tâm trạng vui tươi, không lo lắng để bé phát triển tốt nhất, không chịu ảnh hưởng từ những cảm xúc tiêu cực nhé. 
  • Tử cung bị chèn ép dưới áp lực lớn: Hai giai đoạn đầu mang thai, các bé còn nhỏ, bắt đầu bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn bé tăng cân và phát triển nhanh chóng. Lúc này tử cung mẹ cũng phải mở rộng để đủ diện tích cho bé thoải mái nhất, do đó việc tử cung gây áp lực đến các bộ phận như bàng quang, trực tràng, xương chậu là điều không thể tránh khỏi, khiến bụng đôi khi bị căng cứng. Mặt khác cũng là do cơ bụng phải gồng lên để đỡ em bé nên tình trạng cứng bụng hay xảy ra. 
  • Do ảnh hưởng của sự phát triển, vận động của thai nhi: Lúc này các em lớn rất nhanh, tay chân phát triển, đạp và vận động nhiều hơn, mỗi khi em bé chuyển mình, thay đổi tư thế sẽ khiến bụng mẹ bị căng cứng. 
  • Ảnh hưởng của tình trạng táo bón thai kỳ: Tình trạng táo bón thai kỳ rất hay xảy ra với nhiều mẹ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa và tử cung, gây ra những cơn gò khiến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ tám. 
  • Do cơ thể mẹ bị mất nước: Một trong những nguyên nhân gây ra mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng là mẹ bầu bị mất nước. Do đó, chú ý bổ sung đủ nước để hạn chế những cơn gò bụng, bụng căng cứng do mất nước gây ra. 
  • Mát-xa vùng bụng nhiều và không đúng cách: Thai lớn thường khiến da vùng bụng mẹ bầu bị rạn, các mẹ hay mua dầu dừa, kem dưỡng mát xa vùng bụng để tránh vỡ da nhiều. Tuy nhiên việc mát xa thường xuyên và không đúng cách có thể dẫn đến những cơn gò bụng giả, thậm chí khiến các mẹ sinh non.

Cách xử lý khi mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng

Khi bụng căng cứng, mẹ bầu nằm nghiêng bên trái, có chân, chờ cơn gò bụng qua đi
Khi bụng căng cứng, mẹ bầu nằm nghiêng bên trái, có chân, chờ cơn gò bụng qua đi. Ảnh: Internet

  • Trước tiên, khi mang thai đến tháng thứ 8, các mẹ phải cực kỳ thận trọng khi tiến hành mát xa vùng bụng, thậm chí là cả vùng ngực, tránh hoàn toàn những kích thích tử cung không cần thiết dẫn đến sinh non. 
  • Khi bụng bị căng cứng, nếu không kèm theo đau đớn và chảy máu thì các mẹ nên bình tĩnh, ngồi xuống nghỉ ngơi, nên nằm tư thế nghiêng bên trái, chân co, hít sâu, nằm chờ đợi cơn gò đi qua. 
  • Nếu không yên tâm thì các mẹ có thể liên hệ hoặc đến thẳng bệnh viện để phòng trừ là cơn đau bụng chuyển dạ thật. Nhất là khi mẹ có 3-4 lần bụng căng cứng trong 1 ngày, kèm theo cảm giác bụng đau nhói, ra dịch âm đạo đục hoặc có máu nhé.
  • Đối với những mẹ từng có tiền sử sảy thai, sinh non, té ngã trong thai kỳ thì tuyệt nhiên không được ở nhà mà phải ra bệnh viện để các bác sĩ theo dõi. 

Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng không phải là một hiện tượng đáng lo nhưng các mẹ cũng cần chú ý theo dõi vì đã bước vào giai đoạn nhạy cảm, các bé có thể ra ngoài bất cứ lúc nào, tránh những tình huống bất ngờ xảy ra mà mẹ không nắm vững kiến thức để phản ứng kịp thời. Nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường nào xảy ra thì đều nên đi bệnh viện kiểm tra ngay. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, vui tươi và mẹ tròn con vuông nhé.

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì sẽ được giải đáp cực chi tiết và cụ thể trong bài giúp các mẹ và cả gia đình có được sự chuẩn bị tốt, chăm sóc, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho bé yêu và cả bản thân người mẹ nhé.

TIN MỚI NHẤT