Lợi thế sức khỏe khi trẻ sinh vào mùa xuân

Mẹ bầu 17/02/2018 06:30

Không có tháng tốt nhất hoặc xấu nhất cho một đứa trẻ được sinh ra nhưng mỗi mùa dường như có những mối liên quan đến sức khỏe và tính cách của trẻ.

Không có tháng tốt nhất hoặc xấu nhất cho một đứa trẻ được sinh ra nhưng mỗi mùa dường như có những mối liên quan đến sức khỏe và tính cách của trẻ. Vậy với mùa xuân, trẻ sinh ra thường phải đối diện với nguy cơ nào về sức khỏe thể lực và tâm thần?

Lạc quan hơn
Trẻ sinh vào mùa xuân có thể sẽ phát triển thành những đứa trẻ và người lớn lạc quan. Trong một nghiên cứu nhỏ được đăng trên Tạp chí rối loạn tình cảm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự tăng xúc cảm (có nghĩa tích cực) phổ biến hơn ở những người sinh ra vào mùa xuân và mùa thu. Trong khi đó, những người sinh ra vào mùa hè và mùa đông nhiều khả năng có tính khí trầm hơn. Nguyên nhân có thể do các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và serotonin (các chất này được cho là tránh khỏi chứng trầm cảm) ở những người sinh ra vào mùa xuân cao hơn. Sự lạc quan này không chỉ khiến cuộc sống của họ vui vẻ mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể như có lợi cho tim, huyết áp…

Nguy cơ mắc hen suyễn thấp hơn
Một nghiên cứu năm 2015 của Trường đại học Columbia (New York) cho biết, tỷ lệ hen suyễn cao nhất xảy ra ở những người sinh vào tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10 hàng năm và thấp hơn vào những thời điểm khác, bao gồm cả mùa xuân. Nguyên cứu này đã xem xét hồ sơ y tế từ Trung tâm Y tế Đại học Presbyterian, New York trong một thời gian 100 năm và phát hiện nguyên nhân gây ra là do nhiệt độ và độ ẩm cao vào tháng 9 đã làm bùng phát bụi, bọ chét. Nếu trẻ được sinh ra vào những tháng nguy cơ cao này sẽ chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều bụi, bọ chét có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch, đặc biệt trong hai tháng đầu đời.

Lợi thế sức khỏe khi trẻ sinh vào mùa xuân - Ảnh 1
Trẻ sinh vào mùa xuân ít mắc chứng ADHD.

Ít mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
ADHD có khuynh hướng gặp nhiều ở trẻ sinh vào cuối năm và ít hơn trong số những trẻ sinh vào mùa xuân. Tuy nhiên, điều này cũng cần xem xét thêm vì những trẻ nhỏ tuổi nhất được sinh vào tháng 11 và tháng 12 trong một lớp học có thể nghịch ngợm, hiếu động hơn, ít tập trung hơn so với những bạn sinh tháng 1-2 cùng năm nên có thể dẫn đến việc chẩn đoán ADHD cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đây có thể chỉ là một hiện tượng văn hóa chứ không liên quan đến vấn đề môi trường.

Dễ trở thành nhà lãnh đạo
Theo một nghiên cứu của Đại học British Columbia, Mỹ khảo sát từ 375 CEO của các tập đoàn lớn thì tháng 3 và tháng 4 là những tháng tốt để nuôi các nhà lãnh đạo tương lai nên những trẻ sinh vào các tháng này dễ trở thành nhà lãnh đạo hơn. Trong một nghiên cứu khác từ CEO của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất thì 12,53% được sinh ra vào tháng 3 và 10,67% trong tháng 4, so với chỉ 6,3% trong tháng 6 và 5,87% trong tháng 7. Nguyên nhân được lý giải do những trẻ này thường là người lớn nhất trong lớp nên phát triển mạnh mẽ hơn, chín chắn hơn, hiểu biết hơn, nhận được sự chú ý nhiều hơn và điều này đã theo suốt cuộc đời họ, hướng họ đến thành công.

Nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn
Nguy cơ mắc bệnh tim ở những trẻ sinh vào mùa xuân, đặc biệt trong tháng 3 thường cao hơn so với trẻ sinh vào các mùa khác trong năm do phơi nhiễm với một số yếu tố môi trường đặc thù gây hại cho tim nhưng có thể dẫn đến hậu quả lâu dài. Những bệnh tim mà trẻ sinh mùa xuân thường mắc phải là rung tâm nhĩ (một loại nhịp tim bất thường), suy tim sung huyết. Tuy nhiên, nhận định này chưa được thực hiện ở phạm vi nghiên cứu rộng hơn nên cần có những nghiên cứu khác liên quan để có kết luận rõ ràng hơn.

Dễ mắc chứng đa xơ cứng
Những người sinh vào mùa xuân có tỷ lệ cao phát triển chứng đa xơ cứng (MS) khi trưởng thành cao hơn các mùa khác trong năm. Tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở những vùng có số người mắc MS cao và đang có xu hướng lan rộng, cụ thể là các địa điểm xa xích đạo. Giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng, những trẻ sinh trong thời điểm này có thể có một loại tế bào miễn dịch gây hại liên quan đến MS cao hơn. Ngoài ra, nồng độ vitamin D trong máu thấp ở những trẻ này cũng có thể là một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh.

Mùa sinh của trẻ gắn liền với môi trường, khí hậu mà trẻ tiếp xúc ngay khi chào đời nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, mức độ liên quan có thể không đáng kể so với các yếu tố khác như chế độ ăn uống và tập thể dục nhưng cha mẹ trẻ cũng cần có cái nhìn toàn diện ảnh hưởng đến quá trình lớn lên của trẻ để không bỏ sót nguy cơ và giúp trẻ khỏe mạnh khi trưởng thành.

Không để trẻ sút cân hoặc béo phì sau Tết, mẹ cần cho bé tránh xa những loại đồ ăn này

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sau Tết Nguyên Đán có hai tình trạng xảy ra với sức khỏe trẻ nhỏ: Trẻ ăn quá nhiều kẹo bánh đồ ngọt gây tăng cân, thừa cân béo phì và cha mẹ quá bận rộn khiến trẻ không được ăn đúng bữa, dễ bị sút cân, suy dinh dưỡng.

TIN MỚI NHẤT