Không chỉ nghịch ngợm, khoa học tìm ra thêm 1 lý do đặc biệt khiến thai nhi liên tục đạp trong bụng mẹ

Mẹ bầu 12/12/2018 13:00

Nghiên cứu cho thấy thai nhi đạp trong bụng mẹ không chỉ vì nghịch ngợm mà còn đang khám phá chức năng não bộ và cơ thể.

Khi bà bầu cảm thấy bé trong bụng đạp, thì có thể các bé đang xác định không gian xung quanh và khám phá chức năng não bộ của cơ thể.

Nghiên cứu của Đại học London phân tích sóng não của 19 bé sơ sinh được 2 ngày tuổi, trong số đó có các bé sinh non và vẫn cử động như khi vẫn còn trong bụng mẹ. Khi các thai nhi đạp, khu vực trong não phụ trách tín hiệu cảm giác đến từ các cơ quan và đóng vai trò quan trọng giúp bé hiểu được cơ thể mình được kích hoạt.

Các nhà nghiên cứu đo sóng não được truyền đi khi bé đạp trong giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh. Chuyển động mắt nhanh là giai đoạn khi các bé ngủ mơ và bộ não hoạt động tích cực. Giai đoạn này có thể được xác định bằng cách theo dõi chuyển động mắt và các chi của bé cùng với nhịp thở. Sóng não được đánh giá khi thực hiện các xét nghiệm điện não đồ, khi đó các cảm biến nhỏ được gắn lên đầu trẻ, thu các tín hiệu do tế bào não phát ra.

 

Không chỉ nghịch ngợm, khoa học tìm ra thêm 1 lý do đặc biệt khiến thai nhi liên tục đạp trong bụng mẹ - Ảnh 1

Khi mẹ bầu cảm thấy con đang đá, thực chất bé đang khám phá xung quanh và xác lập bản đồ não (Ảnh minh họa).

Các bé tham gia nghiên cứu đều từ 31 đến 42 tuần tuổi chính xác, tức là tính cả tuổi bé nằm trong bụng mẹ. Ví dụ một bé sinh ra khi được 35 tuần tuổi và hiện tại đã 1 tuần tuổi thì sẽ có tuổi chính xác là 36 tuần tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi các bé đạp thì một vùng trong não phụ trách tiếp nhận tín hiệu cảm giác đến từ các cơ quan được kích hoạt, còn gọi là vỏ não cảm giác. Kích cỡ của những sóng não này lớn nhất ở các bé sinh non, tương đương với thai nhi ở 3 tháng cuối của thai kì. Sóng não không bị kích thích bởi chuyển động khi các bé được một vài tuần tuổi.

Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Báo cáo khoa học và chủ đề tài nghiên cứu là chuyên gia sinh lí học nghiên cứu lâm sàng Kimberley Whitehead.

"Những chuyển động ngẫu nhiên và phản xạ từ môi trường trong giai đoạn đầu đời có tầm quan trọng đặc biệt với việc xác lập bản đồ não, tức xác định phần nào đảm nhận chức năng gì", bác sĩ Lorenzo Fabrizi - tác giả đề tài nghiên cứu cho biết.

Không chỉ nghịch ngợm, khoa học tìm ra thêm 1 lý do đặc biệt khiến thai nhi liên tục đạp trong bụng mẹ - Ảnh 2

Những chuyển động có thể là đá chân, cựa nhẹ, xoay mình và thay đổi khi thai kì tiến triển (Ảnh minh họa).

 Đa số thai phụ bắt đầu cảm nhận được chuyển động của thai nhi từ tuần 16 và 24. Những chuyển động có thể là đá chân, cựa nhẹ, xoay mình và thay đổi khi thai kì tiến triển.

Bác sĩ Whitehead cũng cho biết thêm: "Chúng tôi nghĩ kết quả nghiên cứu có thể giúp các bệnh viện cung cấp một trường tối ưu cho các bé sinh non để các bé có thể thu nhận tín hiệu cảm giác phù hợp.

Ví dụ, trẻ sơ sinh đã quen với việc được nằm trong cũi - khiến trẻ cảm nhận được bề mặt vật thể khi bé đá như thể bé vẫn đang trong bụng mẹ. Những chuyển động mà chúng tôi quan sát được diễn ra trong giấc ngủ cho thấy giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh và cần được bảo vệ bằng cách làm giảm những nhân tố gây nhiễu loạn do thủ thuật y khoa gây ra".

Gần 60.000 trẻ sinh non mỗi năm ở Anh, tức là sinh ra khi chưa đủ 37 tuần. Số trẻ sinh non trên toàn thế giới một năm là 15 triệu bé.

Bí quyết để có một thai kì khỏe mạnh

Tổ chức phi lợi nhuận vì sức khỏe thai kì Tommy của Anh đưa ra các lời khuyên cho các thai phụ để đảm bảo sức khỏe người mẹ trong thai kì và sức khỏe của thai nhi nếu được thực hiện trước khi mẹ ngừng các biện pháp tránh thai.

- Uống axit folic: Uống 400mcg axit folic mỗi ngày trong vòng 2 tháng trước khi ngừng các biện pháp tránh thai có thể bảo vệ trẻ khỏi các dị tật ống thần kinh ví dụ như bệnh nứt đốt sống.

- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc trong thai kì gây ra 2200 ca sinh non, 5000 ca sảy thai và 300 ca tử vong ở trẻ sơ sinh mỗi năm tại Anh.

- Giữ cân nặng ở mức vừa phải: Thừa cân trước và trong thai kì làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật hoặc tiểu đường.

- Ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động: Mẹ khỏe thì con khỏe và ăn uống lành mạnh cộng với chăm chỉ vận động sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang uống thuốc: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai kì, và tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt trước khi quyết định mang bầu.

Mẹ bầu thấy có dấu hiệu này ở ngực đi khám ngay lập tức kẻo thai nhi sẽ ĐAU ĐỚN, NGẠT THỞ vô cùng

Các mẹ đừng nên lơ là bất kì một dấu hiệu lạ nào trên cơ thể bởi nó cảnh báo tình trạng nguy hiểm ở thai nhi.

TIN MỚI NHẤT