Đa ối có nguy hiểm không - Mẹ có thể mất con bất cứ khi nào

Mẹ bầu 13/11/2020 12:01

Toàn bộ các vấn đề trong thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, đa ối có nguy hiểm không... Các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ, để có biện pháp phòng tránh hiệu quả giúp mẹ tròn con vuông. 

Phần lớn 95% các trường hợp đa ối xảy vào những tháng cuối của thai kỳ. Khi bị đa ối lượng nước ối sẽ ở mức cao và không tự điều chỉnh được, em bé có thể sẽ gặp vài vấn đề. Đồng thời, sản phụ có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế, ngay từ khi có tin vui, các mẹ cần tìm hiểu các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Đặc biệt là về đa ối có nguy hiểm không cùng dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra. Việc này sẽ giúp mẹ chủ động phòng ngừa, đi khám thai định kỳ, bảo vệ con phát triển tốt và chào đời thuận lợi. 

da oi co nguy hiem khong
Đa ối sẽ khiến em bé gặp phải một số vấn đề nguy hiểm

Đa ối là gì?

Nước ối là từ thận của thai nhi thải ra. Chất lỏng này vào và ra khỏi phổi và dạ dày của trẻ theo một chu kỳ tái tạo liên tục và khép kín. Sau đó được thận bài tiết ra ngoài để rồi lại tiếp tục tái chế và lặp lại chu kỳ. Trong quá trình này nếu gặp phải vấn đề gì đó thì sẽ gây nên tình trạng nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Tình trạng này được gọi là đa ối. 

Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa đa ối và dư ối. Hầu hết các thai phụ đều không biết đa ối và dư ối có khác nhau không? Do đó, rất nhiều trường hợp rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang. 

Theo đó, lượng nước ối trung bình của người phụ nữ thường nằm trong khoảng từ 300 đến 800ml. Nếu lượng nước ối ở mức 800 đến 1500ml thì được gọi là dư ối. Còn lượng nước ối vượt mức 2000ml được gọi là đa ối. Hầu hết đa ối và dư ối bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn mang thai và do nhiều nguyên nhân gây ra như là: 

Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ: Những người mẹ mắc chứng này sẽ có nguy cơ cao bị đa ối và dư ối, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thai phụ mang song thai hoặc đa thai cũng dễ gặp phải tình trạng đa ối.

da oi co nguy hiem khong 1
Đa ối có thể là do mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể: Phần lớn những thai nhi có điểm bất thường, dị tật… đều dễ rơi vào trường hợp đa ối. Bởi thai nhi mắc dị tật nên gặp trở ngại trong quá trình trao đổi ra vào của nước ối. Lúc này rất có thể thai nhi ngừng quá trình uống nước ối và đi tiểu gây ra hiện tượng dư ối và đa ối.

Nhau thai có vấn đề: Tình trạng đa ối và dư ối khi mang thai cũng có thể xuất phát từ rau thai. Các bệnh lý viêm nội mạc tử cung, tổn thương bánh nhau, phù rau thai… khiến em bé trong bụng gặp nguy hiểm, thậm chí không nhận đủ chất dinh dưỡng có thể bị chết lưu. 

Chính vì vậy, mẹ không nên chủ quan, hãy quan sát tình hình sức khỏe của mình thường xuyên, để nhận biết được mình có bị đa ối hay không. Từ đó biết cách xử lý để không gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển của thai nhi.

Đa ối có nguy hiểm không?

Nhiệm vụ của nước ối là hỗ trợ thai nhi và giúp cho việc phát triển các chi, phổi cùng các cơ quan tiêu hóa. Đồng thời nó cũng đóng vai trò bao bọc và hỗ trợ giúp thai nhi giữ được thân nhiệt ổn định thích hợp. Chính vì vậy, dù thừa hay thiếu nước ối cũng gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. 

Theo đó, nếu đa ối xuất hiện càng sớm, lượng nước ối càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng cao. Mẹ và bé sẽ gặp phải các vấn đề nguy hiểm sau:

Vỡ ối sớm 

Túi ối là nơi bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy khi vỡ ối càng sớm, thai còn non tháng thì dễ nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh là rất cao. Nhiều trường hợp do vỡ ối sớm nên thiếu ối, thai nhi bị thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn. Rau bong non có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi chết trong tử cung. 

da oi co nguy hiem khong 2
Đa ối có thể khiến mẹ sinh non

Tùy theo vỡ ối sớm ở từng giai đoạn của thai nhi mà sẽ có những cách xử trí khác nhau. Do đó, đa ối có nên mổ sớm không còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ và chỉ định của bác sĩ. Đối với thai nhi 32 – 33 tuần tuổi, bác sĩ sẽ phải xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận. Rồi sẽ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Còn ở thời điểm thai nhi từ tuần 34-36, phần lớn thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Tuy nhiên vẫn phải chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai và nhiễm khuẩn. Nếu xác nhận trưởng thành phổi thì sẽ chấm dứt thai kỳ ngay.

Còn đối với thai nhi trên 37 tuần, bác sĩ sẽ tiến hành chấm dứt thai kỳ. Nếu thấy thai nhi không chịu nổi cuộc chuyển dạ thì sẽ tiến hành mổ lấy thai. 

Thai nhi dễ gặp các vấn đề về phát triển khung xương

Vào những tháng cuối thai kỳ nếu bị đa ối sẽ khiến trẻ gặp trở ngại trong việc phát triển khung xương. Bởi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, phần lớn hàm lượng canxi mà mẹ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày sẽ được cung cấp cho bé. Tập trung vào việc chuyển đổi sụn thành xương, phát triển cơ bắp và tích tụ thêm một lớp mỡ bảo vệ cơ thể. Thời gian này xương của bé còn rất mềm so với một người trưởng thành. 

Tuy nhiên, khi bị đa ối sẽ có quá nhiều dịch ối bao quanh em bé trong tử cung. Lúc này quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ vào bé cũng gặp phải vấn đề. Lượng Canxi mà trẻ cần không được cung cấp đủ, bé sẽ gặp phải một số vấn đề về xương, méo mó. Thậm chị hộp sọ của thai nhi không được ghép đầy đủ, thiếu các mảnh xương liên kết. Như vậy, bé khó dịch chuyển linh hoạt. Sau khi chào đời khó phát triển hoàn thiện, gây ra những khiếm khuyết về ngoại hình. 

Sa dây rốn

Khi mang thai chị em nào cũng có nguy cơ bị sa dây rốn. Đặc biệt là những thai phụ bị đa ối. Do nước ối nhiều khiến cho dây rốn bị sa xuống trước ngôi thai. Thông thường sẽ xảy ra từ tuần 38 trở đi hoặc cũng có thể là đúng vào thời điểm sau vỡ ối.

da oi co nguy hiem khong 3
Đa ối có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là sa dây rốn

Sa dây rối là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Hiện tượng này gây nên suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo. Như vậy việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ vì co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không được xử lý kịp thời, mổ gấp, có khả năng thai nhi sẽ bị chết trong vòng 30 phút.

>>> Xem thêm:

- Mẹ bầu bị thiếu nước ối phải làm sao?

Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở sản phụ. Đa ối là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bởi khi bị đa ối thì chất lỏng vào và qua đường tiêu hóa, không được thận bài tiết, không tái chế và lặp lại chu trình. Lúc này nước ối xuất hiện mủ, xanh đục, mùi hôi, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E – Coli xâm nhập vào cơ thể bé. Việc này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, dễ vỡ ối sớm. 

Sau khi sổ thai, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ của tử cung sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Tiếp theo máu từ nơi nhau bám chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau. Khối máu tụ này sẽ làm cho nhau tiếp tục bong ra. Do bị nhiễm trùng nước ối trước đó, khiến tử cung bị ảnh hưởng, không co hồi được hoặc nhau không tróc và sổ ra ngoài dẫn đến băng huyết xảy ra. 

da oi co nguy hiem khong 4
Mẹ hãy thường xuyên đi thăm khám để biết được tình trạng nước ối

Qua những thông tin trên đây, phần nào đã giúp bạn biết được đa ối có nguy hiểm không? Cũng như biết được đa ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiện tượng này khiến mẹ và bé gặp nhiều nguy hiểm trong quá trình sinh nở. Vì thế trong suốt thời gian mang thai, các mẹ hãy thường xuyên đến bệnh viện thăm khám để được kiểm tra tình trạng nước ối. Đồng thời theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định nguy cơ sinh non để có hướng xử lý kịp thời. 

Mẹ bầu bụng to nhanh đột ngột, coi chừng đa ối

​Mang thai và sinh nở là thiên chức, quá trình sinh lý bình thường của người phụ nữ.

TIN MỚI NHẤT