Tại sao tóc mọc chậm? Những nguyên nhân khiến tóc mọc chậm bạn cần biết

Làm đẹp 19/06/2019 09:39

Tóc mọc chậm ở nữ có rất nhiều nguyên nhân. Hiểu rõ tại sao tóc mọc chậm để biết cách chăm sóc tóc mềm mượt, chắc khỏe tốt nhất cho bản thân.

Phụ nữ nào cũng muốn có một mái tóc dài, khỏe mạnh, bóng mượt? Nhưng, đôi khi, tự nhiên lại bị tóc mọc chậm, nguy cơ hói, tóc mọc lởm chởm, lơ thơ gây ảnh hưởng ngoại hình. Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh, điều kiện môi trường kém, thói quen chăm sóc tóc không đầy đủ, còn có nhiều yếu tố khác có thể khiến tóc mọc chậm, thậm chí là không mọc nữa. Cùng xem bài viết Tại sao tóc mọc chậm? để hiểu rõ vấn đề hơn.

Tại sao tóc mọc chậm? Những nguyên nhân khiến tóc mọc chậm bạn cần biết

A. Nguyên lý mọc tóc

Chu kì tăng trưởng của tóc trải qua bốn giai đoạn
Chu kì tăng trưởng của tóc trải qua bốn giai đoạn

Tóc mỗi người đã được lập trình di truyền ngừng phát triển sau khi đã đạt đến một chiều dài nhất định. Sau đó nó trải qua các giai đoạn là catagen, telogen và ngoại sinh trước khi mọc lại. Trung bình 1 năm tóc người dài khoảng 12-15cm và thông thường, giai đoạn anagen (giai đoạn tăng trưởng) kéo dài từ 2-7 năm. 

Các nang tóc trải qua một chu kỳ tăng trưởng có bốn giai đoạn:

1. Giai đoạn Anagen: Giai đoạn phát triển

2. Giai đoạn Catagen: Giai đoạn chuyển tiếp

3. Giai đoạn Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi

4. Giai đoạn Ngoại sinh: Giai đoạn rụng tóc.

Mỗi nang tóc đều trải qua chu kỳ này giống nhau ở mỗi người, nếu chu kỳ này bị gián đoạn do bất kỳ nguyên nhân nào, sự phát triển tóc đều bị ảnh hưởng. Sau đây là những lý do phổ biến nhất khiến tóc mọc chậm.

B. Nguyên nhân tóc mọc chậm, tóc không mọc

1. Di truyền học

Bạn có biết rằng chiều dài, màu sắc, khối lượng và độ chắc khỏe của từng sợi tóc đều bị chi phối bởi gen của bạn? Di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tóc. Nếu bạn có mái tóc dài, khỏe, bóng và dày mặc dù không chăm sóc nhiều, hãy cảm ơn gen của bạn. Nếu không, bạn cần nỗ lực thêm để ngăn tóc mỏng, tóc mọc chậm và tăng cường sự phát triển của nó.

2. Mức độ căng thẳng

Nó đã được chứng minh về mặt y học rằng bất kỳ loại căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý đều gây bất lợi cho sự phát triển của tóc. Stress gây ra tình trạng Telogen Effluvium khiến tóc của bạn bước vào giai đoạn Telogen (Giai đoạn nghỉ ngơi) sớm, hạn chế hoàn toàn 30% sự tăng trưởng của tóc. Mặc dù tình trạng này không cần điều trị y tế và kéo dài không quá sáu tháng, nhưng nó ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tóc của bạn và gây ra rụng tóc, khiến tóc mọc chậm đáng kể.

3. Tuổi

Tuổi tác cũng là một nguyên nhân khiến tóc mọc chậm
Tuổi tác cũng là một nguyên nhân khiến tóc mọc chậm

Lão hóa không chỉ khiến tóc bị bạc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nó vì giai đoạn anagen sẽ ngắn hơn khi bạn già đi. Ngoài ra, sức khỏe thể chất và thói quen thực phẩm thay đổi khi về già cũng ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển tóc của bạn.

4. Tóc gãy

Thông thường, trung bình tóc mọc với tốc độ khoảng 15cm mỗi năm. Nếu bạn quan sát thấy tóc của bạn vẫn cùng độ dài dù đã sau một khoảng thời gian nhất định thì có thể bạn bị gãy tóc. Nguyên nhân khiến tóc gãy có thể bởi chăm sóc không đầy đủ và bên cạnh thời gian tạo kiểu, xử lý, nhuộm, tẩy tóc làm mất độ ẩm và độ đàn hồi, khiến tóc trở nên khô và dễ gãy và dẫn đến gãy rụng.

5. Tóc bị chẻ ngọn

Những người có mái tóc khô thường bị chẻ ngọn. Nếu tóc của bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng để cân bằng độ ẩm, phần ngọn của nó sẽ bắt đầu bị chẻ, dẫn đến gãy rụng. Bạn không thể phục hồi những đoạn tóc đã bị chẻ ngọn và cách duy nhất để ngăn chặn chúng gây ra gãy tóc thêm là cắt chúng đi. Bạn phải chăm sóc tóc đầy đủ để tránh chẻ ngọn và gãy rụng, tránh tình trạng tóc mọc chậm, tóc không mọc.

6. Kiểu tóc và sản phẩm tạo kiểu

Các phương pháp làm tóc, sản phẩm và quy trình được sử dụng để tạo kiểu tóc có tác động lớn đến sức khỏe và sự phát triển của nó. Việc tích tụ dầu và các sản phẩm trên da đầu của bạn có thể ngăn chặn các nang và cản trở sự phát triển của tóc. Với các kiểu tóc phức tạp liên quan đến việc chải, kéo tóc chặt cũng có thể dẫn đến tổn thương tóc. Tạo kiểu và sử dụng các sản phẩm hóa học không chỉ ngăn chặn sự phát triển của tóc mà còn gây ra các bệnh về da đầu có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn.

7. Rụng tóc

Alopecia Areata là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch gây hại cho các tế bào trong nang tóc khiến tóc rụng theo từng mảng và mọc chậm. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng này có thể là do di truyền. Tuy nhiên, dùng thuốc và liệu pháp quang học thích hợp có thể điều trị dứt điểm.

8. Thiếu tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh rất quan trọng cho sự phát triển của tóc. Giống như cơ thể, tóc cũng cần đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để phát triển. Trên thực tế, các bác sĩ khuyên mọi người nên dùng một số vitamin tổng hợp bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy sự phát triển của tóc. Sự thiếu hụt sắt, protein, kẽm, vitamin A hoặc biotin có thể làm suy yếu tóc, khiến nó bị hư tổn, dễ gãy rụng, mọc chậm. Tuy nhiên, nếu uống đủ vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng nang tóc và tăng cường chắc khỏe, bạn có thể ngăn ngừa rụng tóc và thúc đẩy tóc mọc nhanh, khỏe mạnh. 

⇒ Bí quyết giúp thoát khỏi mái tóc nhờn bết vì thời tiết

9. Da đầu và tóc khô

Da đầu khô và tóc dễ gãy là dấu hiệu của tóc không khỏe mạnh. Thiếu độ ẩm hoặc mất cân bằng về độ ẩm của da đầu làm cho tóc bị khô, dẫn đến gãy rụng và hạn chế sự phát triển của nó. Khô da kéo dài cũng dẫn đến nhiễm trùng gây rụng tóc, tóc mọc chậm. Do đó, bạn cần dưỡng ẩm cho tóc bằng các sản phẩm và phương pháp tự nhiên để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của lọn tóc.

10. Vấn đề về tuyến giáp

Sự bất thường trong việc sản xuất hormone của tuyến giáp cũng có thể có tác động tiêu cực đến tóc. Cả suy giáp và cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc vì chúng ảnh hưởng đến chức năng và sự trao đổi chất của cơ thể bạn, do đó gây ra tóc mỏng, mọc chậm và rụng tóc.

11. Sinh con và cho con bú

Mất cân bằng nội tiết tố sau khi sinh con thường dẫn đến hậu quả là tóc mọc chậm, rụng tóc sau sinh, ảnh hưởng đến 40-50% phụ nữ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và bổ sung dinh dưỡng sẽ giảm thiểu tình trạng này.

12. Chế độ chăm sóc tóc kém

Chế độ chăm sóc tóc kém khiến tóc yếu, mọc chậm, dễ gãy rụng, xơ
Chế độ chăm sóc tóc kém khiến tóc yếu, mọc chậm, dễ gãy rụng, xơ

Một chế độ chăm sóc tóc không đúng cách có thể có tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển tóc, làm tóc mọc chậm. Thay đổi kiểu tóc liên tục, gội và dưỡng không đầy đủ, sử dụng các sản phẩm hóa học chăm sóc tóc không hiệu quả cần được thay đổi càng sớm càng tốt nếu bạn muốn tóc dày, dài, mọc nhanh và khỏe.

C. Gội đầu nhiều có giúp tóc mọc nhanh không?

Đây là thắc mắc của nhiều người đang trong tình trạng tóc mọc chậm, rụng tóc, hói đầu hoặc tóc thưa: Không biết gội đầu nhiều có giúp tóc mọc nhanh không?

Mọi người thường có thói quen gội đầu mỗi ngày 1-2 lần vào lúc tắm vì cho rằng sẽ giúp tóc khỏe và sạch hơn, ngăn chặn rụng tóc, cải thiện tình trạng tóc móc chậm. Tuy nhiên, thực tế không phải cứ gội đầu nhiều là sẽ giúp tóc mọc nhanh, khỏe đẹp hơn, vì việc sử dụng dầu gội đầu, dầu dưỡng, ủ tóc nhiều đều tác động và da đầu, chân tóc khiến da đầu dễ trở nên nhạy cảm, chân tóc càng yếu, dễ gãy rụng và không giúp tóc moc nhanh.

Khác với các quảng cáo về dầu gội đầu, dưỡng và ủ tóc đều nói rằng sẽ giúp tóc mọc nhanh, khỏe, bổ sung dưỡng chất tóc bóng mượt, thật ra, tóc về bản chất chính là những phân tử protein đã bị sừng hóa, gần giống với tế bào chết, thế nên chúng khó có thể hấp thụ dưỡng chất trong các sản phẩm cải thiện chất lượng tóc. Muốn tóc đẹp, mọc nhanh, giảm gãy rụng, bạn không thể áp dụng cách gội đầu nhiều lần trong ngày hay sử dụng dưỡng tóc quá nhiều, chúng tạo thành "mặt nạ" ngoài tóc giúp bạn tưởng rằng tóc khỏe và mượt hơn nhưng chất tóc không được cải thiện gì nhiều. 

Khi tóc mọc chậm, cần làm gì?

Khi bạn nhận ra tóc của mình mọc chậm, cần chăm sóc tóc đúng cách để giảm thiểu rụng tóc và hư tổn. Một khi tìm ra lý do khiến tóc mọc chậm, bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để cải thiện. Cách duy nhất chăm sóc tóc khỏe mạnh khoa học nhất chính là cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng, duy trì một thói quen chăm sóc tóc đúng cách, chế độ ăn uống đầy đủ và các bài tập thường xuyên giữ cho cơ thể và tâm trí của bạn khỏe mạnh, tuân theo các loại thuốc được kê đơn để điều trị các vấn đề sức khỏe phức tạp, thay thế các sản phẩm hóa học bằng các sản phẩm tự nhiên và thân thiện với môi trường để duy trì mái tóc khỏe mạnh.

Biết được tại sao tóc mọc chậm là các bạn sẽ tìm được cách khắc phục, tăng cường độ chắc khỏe của tóc. Chúc các bạn sớm dưỡng được mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh như mong muốn.

Nắng nóng thế này đến nàng tóc ngắn cũng chỉ muốn buộc tóc đi làm, nhưng để “chanh sả” thì đừng bỏ qua bước này

Đừng chỉ buộc túm thông thường, nàng tóc ngắn cần có thêm bước này thì mới có được kiểu tóc vừa gọn gàng mát mẻ lại sang chảnh hết nấc.

TIN MỚI NHẤT