Phát hiện hơn 250 sản phẩm thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ bán rộng rãi ngoài thị trường

Đời sống 26/05/2025 17:16

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại hộ này có hơn 250 sản phẩm thuốc đông y các loại không xác định được nguồn gốc xuất xứ, chưa xuất trình hóa đơn chứng từ mang tính hợp pháp của hàng hóa.

Theo thông tin từ báo Dân trí, ngày 26/5, theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, đội quản lý thị trường của đơn vị vừa kiểm tra một hộ kinh doanh lĩnh vực y học cổ truyền trên địa bàn TP Cà Mau.

 

Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại hộ này có hơn 250 sản phẩm thuốc đông y các loại không xác định được nguồn gốc xuất xứ, chưa xuất trình hóa đơn chứng từ mang tính hợp pháp của hàng hóa.

Đội quản lý thị trường đã lập biên bản và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xác minh, xử lý theo quy định.

Theo Cổng thông tin Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh này.

Phát hiện hơn 250 sản phẩm thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ bán rộng rãi ngoài thị trường - Ảnh 1
Số hàng hóa được kiểm tra tại cơ sở kinh doanh thuốc đông y - Ảnh: Báo Dân trí

Theo thông tin từ báo Công lý, một trường hợp vi phạm tương tự xảy ra vào ngày 24/5, Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết đang điều tra, xử lý hai nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội để buôn bán thuốc chữa bệnh giả.

Trước đó, qua rà soát hoạt động trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện một số tài khoản Facebook quảng bá các sản phẩm thuốc đông y không rõ nguồn gốc, nghi là hàng giả.

Ngày 22/5, lực lượng công an tiến hành kiểm tra một địa điểm tại phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, phát hiện Hồ Thị Hoa (sinh năm 1989) cùng một số người đang đóng gói các loại thuốc đông y ghi là điều trị bệnh dạ dày, đại tràng.

Phát hiện hơn 250 sản phẩm thuốc đông y không rõ nguồn gốc xuất xứ bán rộng rãi ngoài thị trường - Ảnh 2
Số thuốc chữa bệnh giả bị phát hiện, thu giữ - Ảnh: Báo Công lý

Hoa khai đã mua thuốc bán thành phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường, sau đó tổ chức đóng gói, dán nhãn mác giả mạo tên các loại thuốc đông y uy tín để bán ra thị trường.

Cùng ngày, một tổ công tác khác kiểm tra nhà Đỗ Tiến Hùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đào Xá, huyện Phú Bình), phát hiện số lượng lớn thuốc thành phẩm và bán thành phẩm chữa bệnh xương khớp.

Hùng thừa nhận đã mua thuốc trôi nổi, tự đóng gói, dán nhãn giả thương hiệu đông y rồi tổ chức quảng bá, chào bán qua fanpage.

Đối tượng đã thuê 9 người làm việc, trong đó có bộ phận tư vấn khách hàng qua mạng. Trung bình mỗi tháng, nhóm này bán ra khoảng 2.000 sản phẩm, thu về khoảng 400 triệu đồng.

Cơ quan công an đã thu giữ nhiều tang vật, tài liệu liên quan. Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

NÓNG: Việt Nam ghi nhận 641 ca mắc COVID-19, Hà Nội có số ca mắc nhiều nhất cả nước

Hà Nội ghi nhận 153 ca mắc COVID-19 từ đầu năm 2025, đứng đầu cả nước về số ca nhiễm. Số ca mắc tăng nhẹ trong 3 tuần qua, chưa xuất hiện ổ dịch tập trung.

TIN MỚI NHẤT