Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam

Định nghĩa 24/03/2022 09:56

Khi bạn gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới quay lưng với bạn, thì Mommy vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Vậy Mommy trong tiếng việt nghĩa là gì? Và bạn đã làm được gì cho Mommy của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Mommy nghĩa là gì? 

Mommy trong Tiếng Việt có nghĩa là “Mẹ”. Mẹ thông thường được dùng để chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi lớn những đứa trẻ. Tuy nhiên, vì sự phức tạp và các khác biệt trong các định nghĩa và vai trò của người mẹ về mặt văn hóa, xã hội và tôn giáo nên rất khó có thể có một định nghĩa chung về mẹ được chấp nhận rộng khắp. 

Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam - Ảnh 1

 Mommy trong Tiếng Việt có nghĩa là “Mẹ”.  Mẹ thông thường được dùng để chỉ người phụ nữ mang thai, sinh ra và nuôi lớn những đứa trẻ

II. Nguồn gốc của từ Mommy – Mẹ ở Việt Nam

2.1. Nguồn gốc của từ Mommy – Mẹ qua các thời kỳ lịch sử

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì trong tiếng Việt cổ, từ “Cái” và từ “Nạ” được dùng với nghĩa từ Mẹ hiện nay. Những cách gọi này được ghi lại trong kho tàng ca dao Việt Nam: “Con dại cái mang”, “Nàng về nuôi cái cùng con _ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” hay “Con có nạ như thiên hạ có vua”, “Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”. 

Đến thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ “Mẫu Thân”. Còn các gia đình thường dân lại dùng từ “Bu”. Đến tận bây giờ, từ “Bu” vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, hoặc chuyển sang từ có âm tương tự như “Bầm” (ở Bắc Ninh), “U” (ở Hà Nam). Cũng trong thời kỳ tồn tại chế độ đa thê này, người con ruột gọi Mẹ mình bằng “Chị”, gọi bà vợ chính của cha mình bằng “Mẹ”.

Cho đến hiện nay, thì từ “Mẹ” mới được phổ biến rộng rãi. Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994, từ mẹ được biến âm trực tiếp từ mère trong tiếng Pháp, nghĩa là người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh), мать (tiếng Nga). 

Giải thích điều này, các nhà ngôn ngữ cho rằng, âm m, b là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm m rất dễ khi mới bập bẹ nói. Chính vì vậy, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như bà, bố, và mẹ đều bắt đầu bằng hai âm này.

Bên canh đó có nhiều gia đình ở miền Bắc lại gọi “Mẹ” là “Đẻ”, tức là người sinh ra mình, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn. Những từ này rất thiêng liêng, không chỉ mang nghĩa gọi người sinh thành ra chúng ta, mà còn có ý nghĩa lịch sử. 

2.2. Nguồn gốc của từ Mommy – Mẹ ở từng vùng miền

Tùy theo từng vùng miền và tùy từng thời điểm, từ Mẹ được gọi bằng các cách khác nhau. Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ “Mợ”. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng dùng từ “Bầm”, “ầm”, “u”. Người Huế dùng từ “Mạ”, “Chị cả”. 

Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam - Ảnh 2

 Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ “Mợ”. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng dùng từ “Bầm”, “ầm”, “u”. Người Huế dùng từ “Mạ”, “Chị cả”

Không những thế theo quan niệm dân gian những gia đình sinh con khó nuôi, ở Miền Bắc và Miền Trung thường gọi “Mẹ” là “Mợ”, “Thím”, “Mạ” để tránh bị ma quỷ bắt đi. Cũng trong thời điểm này, nhiều người còn gọi “Me” (do chữ Mère của tiếng Pháp mà ra) hoặc là “Măng” (từ chữ Maman của tiếng Pháp). 

Những từ này đã đi vào văn thơ Việt Nam để chỉ sự thân thiết, gần gũi của người có công dưỡng dục ra mỗi người, như: 

“Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn” 

                                                                            (Tố Hữu).

Hiện nay, phần lớn các vùng miền Bắc dùng từ “Mẹ”, trong khi miền Trung dùng từ “Mạ”, còn miền Nam dùng từ “Má”. Ngoài ra, biến âm của “Mạ” còn có “Mệ”, các cách gọi này thường dùng ở những địa phương Thanh – Nghệ - Tĩnh và Huế.

Cho dù bằng cách gọi nào, đây cũng đều là các từ thân thương, gần gũi, nhưng cũng rất đỗi tình cảm và thiêng liêng để dành gọi người quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.

Khi con cái lập gia đình riêng và có cháu, từ “Mẹ” chuyển thành “Bà”. Với ý nghĩa gọi thay cho con, từ “Bà” vừa thể hiện độ tuổi của “Mẹ”, vừa chỉ vai vế trong gia đình, đồng thời thể hiện sự tôn kính dành cho “Mẹ”. Ngoài ra, một số người có thể dùng từ “bà cụ”, như bà cụ nhà tôi, cũng thể hiện sự gần gũi, đồng thời định rõ độ tuổi của Mẹ.

III. Những người được gọi là Mommy – Mẹ

Ngoài định nghĩa về người mẹ đã mang nặng đẻ đau ra chúng ta, thì hiện nay với các tiến bộ trong công nghệ sinh sản, chức năng làm mẹ sinh học có thể được chia ra giữa mẹ di truyền người phụ nữ cung cấp trứng và mẹ mang thai người phụ nữ có thai, nói chung được biết đến như là mang thai hộ, cũng như mẹ xã hội người nuôi dưỡng đứa trẻ.

Dù là dưới bất kỳ một mối quan hệ Mẹ - con nào thì tình Mẹ vẫn luôn là thiêng liêng nhất, Mommy – Mẹ vẫn là những người vĩ đại nhất trên cuộc đời này. Họ là người mang chúng ta đến với cuộc đời, họ nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta khôn lớn trưởng thành. Thời gian có thể làm lòng người thay đổi, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu Mommy -  Mẹ dành cho chúng ta.

3.1. Mommy – Mẹ mang thai hộ

Mẹ mang thai hộ là khái niệm mới xuất hiện gần đây ở phương tây. Mẹ mang thai hộ nói chung là người phụ nữ mang một phôi thai từ trứng đã được thụ tinh của người phụ nữ khác thường là của các cặp vợ chồng không thể sinh con vì nhiều lý do khác nhau cho tới khi sinh ra đứa trẻ. Vì thế mẹ mang thai hộ mang và sinh ra đứa trẻ mà về mặt sinh học thì bà không phải là mẹ của đứa trẻ ấy.

Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam - Ảnh 3

  Mẹ mang thai hộ nói chung là người phụ nữ mang một phôi thai từ trứng đã được thụ tinh của người phụ nữ khác thường là của các cặp vợ chồng không thể sinh con vì nhiều lý do khác nhau cho tới khi sinh ra đứa trẻ

3.2. Mommy – Mẹ dưỡng

Từ Mẹ cũng được dùng để chỉ người phụ nữ không phải là Mẹ về mặt sinh học. Người phụ nữ này chỉ đóng vai trò xã hội chính trong việc nuôi dạy đứa trẻ kể từ sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Thường thì đó là Mẹ nuôi tức người nuôi dưỡng đứa trẻ, mặc dù định nghĩa mẹ nuôi về mặt luật pháp không nhất thiết phải là người nuôi dưỡng chính đối với đứa trẻ ấy hoặc là Mẹ kế còn gọi là mẹ ghẻ hay dì ghẻ, tức là người vợ của cha đứa trẻ nhưng không liên quan về mặt sinh học với đứa trẻ.

IV. Vai trò của Mommy – Mẹ

4.1. Vai trò sinh thành và dưỡng dục

Mommy – Mẹ, nghĩa là người có vai trò sinh thành và dưỡng dục những người con trong gia đình. Đây được xem là một sứ mệnh thiêng liêng mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. 

Kể từ khi người phụ nữ cấn bầu, thì quan hệ mẹ con bắt đầu hình thành. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ có quan hệ gắn bó mật thiết với đứa con về mặt sinh lý và tâm lý sự chuẩn bị để đón đứa con chào đời. Sự tồn tại của đứa con được thể hiện qua từng nhịp đập, sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ… tạo cảm xúc và mối dây liên kết vô cùng bền chặt giữa mẹ và con.

4.2. Vai trò của người mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con

Không chỉ là việc mang nặng đẻ đau, người Mẹ - Mommy còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái. Bởi mẹ là người thường gần gũi, trò chuyện, trao đổi với con về những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của chúng, quan tâm đến nhu cầu vật chất và tình cảm của chúng. Tình yêu của người mẹ là sự khoan dung, âu yếm.

Bên cạnh đó, người Mẹ - Mommy còn đóng vai trò là hình mẫu cho con. Bởi lẽ các bé gái thường coi người mẹ là hình mẫu về vai trò của người phụ nữ. Không những thế người mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành sự quan tâm đến người khác giới ở con trai và sự hình thành nữ tính ở con gái

Tính hiền hậu, tấm lòng nhân ái, lời ăn tiếng nói ngọt ngào, cách cư xử dịu dàng, tế nhị, cách ăn mặc lịch sự, tính tự trọng, sự quan tâm chăm sóc chồng con hết mực của người mẹ sẽ là hình mẫu, có tác dụng giáo dục nữ tính rất tốt cho con gái.
Có thể nói, người mẹ có vai trò đặc biệt trong việc chuẩn bị cho con gái trở thành người vợ, người mẹ tốt trong tương lai.

Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam - Ảnh 4

 Không chỉ là việc mang nặng đẻ đau, người Mẹ - Mommy còn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng con cái. Bởi mẹ là người thường gần gũi, trò chuyện, trao đổi với con về những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm của chúng, quan tâm đến nhu cầu vật chất và tình cảm của chúng

Khi giáo dục con, người mẹ thường nói cho con hậu quả của các hành vi xấu. Khi trẻ phải thực hiện một nhiệm vụ mới, người mẹ thường dạy cho con những kỹ năng hành động, cung cấp nhiều thông tin và có cách giám sát gần gũi, thường xuyên hơn.

Sự hỗ trợ về mặt nhận thức và tình cảm của người mẹ là rất quan trọng trong việc giáo dục đứa trẻ nhằm phát triển “hành vi tự điều chỉnh”. Sự hỗ trợ về mặt tình cảm của người mẹ sẽ thúc đẩy đứa trẻ cố gắng nhiều hơn trong học tập. Người mẹ khuyến khích tính tự lập của trẻ sẽ giúp trẻ tự tin và đạt được những kết quả học tập tốt hơn.

Người Mẹ - Mommy là người thầy đầu tiên và suốt đời của các con mình. Khi giáo dục, người mẹ thường linh hoạt và thông cảm với hoàn cảnh của con hơn so với người cha. Người mẹ thường dùng tình cảm dịu dàng, tấm lòng nhân ái, bao dung của mình để tác động đến con và điều này thường có hiệu quả rất cao.

Thực hiện những chức năng chính là người nội trợ đảm đang, người quản lý kinh tế gia đình, người mẹ bộc lộ đầy đủ phẩm chất của người lao động như kiên trì, cẩn thận, chu đáo, ngăn nắp, cần cù, khéo léo…

Tấm gương sáng về lòng yêu lao động tạo cho người mẹ khả năng giáo dục con, nhất là con gái về sự khéo léo trong lo toan công việc, cuộc sống, cần cù trong lao động, tiết kiệm trong chi tiêu. Chính trên cơ sở đó sẽ dần dần hình thành và phát triển ở con tình yêu lao động.

V. Chúng ta những người con đã làm được gì cho Mommy – Mẹ của mình?

Người xưa có câu: “Nuôi con mới hiểu lòng Cha Mẹ” vậy nên khi cha mẹ bạn già, trí nhớ không còn tốt, hãy nhớ đến khi bạn còn là một đứa trẻ, họ đã dạy bạn rất nhiều thứ. Khi họ không thể bước đi, hãy nhớ đến những người đã giúp bạn bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời này như thế nào. 

Khi cha mẹ bạn già, lời nói không rõ ràng, hy vọng bạn nhớ rằng, khi bạn còn nhỏ, họ chính là người thầy đầu tiên dạy bạn cách nói chuyện. 

Khi bạn lớn lên từng ngày, cũng là lúc cha mẹ bạn già đi từng ngày. Thời gian làm cho bạn trưởng thành và mạnh mẽ, nhưng trên mặt cha mẹ bạn đã xuất hiện những nếp nhăn, mái tóc của họ cũng dần bạc trắng. Bạn phải nhớ rằng họ cũng từng có tuổi trẻ như bạn, tuổi trẻ và năng lượng của họ tất cả đều được trao cho bạn – đứa con của họ.

Mommy nghĩa là gì? Định nghĩa, nguồn gốc của từ Mommy trong văn hóa Việt Nam - Ảnh 5

 Người xưa có câu: “Nuôi con mới hiểu lòng Cha Mẹ” vậy nên khi cha mẹ bạn già, trí nhớ không còn tốt, hãy nhớ đến khi bạn còn là một đứa trẻ, họ đã dạy bạn rất nhiều thứ

Thông thường chúng ta những người con thường coi trọng tình yêu đôi lứa quá nhiều, mà thường bỏ qua gia đình, có thể bạn không biết rằng đối với cha mẹ, việc bạn có thể ở bên họ là ước muốn lớn nhất của họ, cũng là sự chăm sóc nồng nhiệt nhất.

Mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới quay lưng với bạn, thì cha mẹ vẫn luôn ở bên che chở bạn, vỗ về bạn. Thời gian có thể làm thay đổi lòng người, nhưng vĩnh viễn không thể thay đổi tình yêu cha mẹ dành cho bạn.

VI. Mommy – Mẹ trong Văn học Việt Nam

Có thể nói, hình tượng người mẹ là một trong những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca Việt Nam. Hình tượng ấy vừa phản ánh khí thế hào hùng của dân tộc, vừa là biểu trưng của văn hóa truyền thống và hiện đại của nhân dân Việt Nam. Như một nỗi niềm ân nghĩa thiêng liêng, xưa cũng như nay, trong quan niệm về Bà mẹ - Tổ Quốc của người Việt Nam là hướng về cội nguồn, hướng về người mẹ đã sinh ra dân tộc này, con người của đất nước này. Có rất nhiều câu ca dao, áng thơ nói về người mẹ như sau:

Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp mật, như đường mía lau

                                 (Ca dao)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

                       (ca dao)

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

                                 (Chế Lan Viên)

Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi

Mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng

                                   (Đỗ Trung Quân)

Trên đây chúng tôi đã trả lời cho bạn câu hỏi Mommy nghĩa là gì? Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn hãy luôn yêu thương Mommy - mẹ của mình, hãy luôn ở bên họ, dành nhiều thời gian với họ, chăm sóc họ nhiều hơn, đừng để bất kỳ sự hối hận nào cho bản thân, đừng chờ đợi cho đến một ngày họ biến mất, bạn phải hối tiếc vì không đủ yêu thương. 

Nôn liên tục có lẫn máu, bé 8 tháng tuổi mắc bệnh cực hiếm gặp

Cháu bé nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, nôn thường xuyên. Khai thác tiền sử bệnh nhi được biết, tình trạng nôn xuất hiện từ khi cháu mới gần 2 tháng tuổi và diễn ra thường xuyên.

TIN MỚI NHẤT