Thực phẩm tưởng chừng 'nhỏ nhưng cực kì CÓ VÕ' đối với những người có NGUY CƠ và TIỀN SỬ dạ dày

Chọn thực phẩm 18/05/2022 10:40

Nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Táo, hành tây và cần tây

Theo một số nghiên cứu, để ngăn chặn sự tiến triển của nhiễm trùng H. pylori, bạn nên ăn những thực phẩm giàu flavonoid. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ kiểm soát các phân tử hóa học phản ứng (các gốc tự do) trong cơ thể. Điều này ngăn chặn viêm - một lợi ích bất cứ ai bị viêm dạ dày nên ăn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid như cam, việt quất, hành tây, táo và cần tây sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho dạ dày của bạn. Hãy thêm vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác, như anh đào và quả việt quất. Cà chua có đầy đủ các chất chống oxy hóa nhưng chúng cũng có tính acid trong tự nhiên và bạn nên hạn chế ăn nếu bị viêm loét dạ dày.

Sữa chua

Nhiều người lo sợ ăn sữa chua sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày nặng hơn, nhưng lượng và nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với lượng acid trong dịch vị dạ dày. Acid lactic được chuyển hóa từ sữa chua lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày – tá tràng). Ngoài ra, vi khuẩn lên men trong sữa chua bám vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ tiết chất kháng sinh tự nhiên tăng cường miễn dịch tại chỗ, kìm hãm sự phát triển của yếu tố gây đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày ăn sữa chua rất có lợi nhưng phải ăn sau bữa ăn không được ăn khi đói.

Thực phẩm tưởng chừng 'nhỏ nhưng cực kì CÓ VÕ' đối với những người có NGUY CƠ và TIỀN SỬ dạ dày - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Chuối

Chuối được xếp đầu bảng trong nhóm thực phẩm thân thiện đối với dạ dày bởi khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Chuối là một trong số các trái cây có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Dầu ô liu

Thực phẩm tưởng chừng 'nhỏ nhưng cực kì CÓ VÕ' đối với những người có NGUY CƠ và TIỀN SỬ dạ dày - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Nấu ăn với dầu ô liu có thể giúp điều trị loét dạ dày. Thêm dầu ô liu có chứa phenol, hợp chất này ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài. Các hợp chất này có thể hoạt động như một tác nhân chống vi khuẩn, và có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori lan rộng và gây viêm niêm mạc dạ dày, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi xác định các mối quan hệ chính xác giữa dầu ô liu và vi khuẩn H. pylori.

Lá bạc hà

Sử dụng bạc hà như một loại rau sống kèm theo trong mỗi bữa ăn mang lại giá trị tốt cho dạ dày cũng như toàn bộ hệ thống tiêu hóa. Các đặc tính của bạc hà bao gồm tác dụng làm giảm co thắt dạ dày, giảm nôn, buồn nôn, giúp cải thiện lưu thông máu, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, giảm đau và khử trùng.

Riêng với dạ dày, thành phần trong lá bạc hà có khả năng làm giảm co thắt đại tràng, giảm co bóp quá mức các cơ ở ruột. Chính vì vậy có thể giải quyết nhanh chóng các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau đại tràng, tiêu chảy hoặc táo bón.

 

Trằn trọc, mất ngủ, nên ăn uống thế nào để có GIẤC NGỦ VÀNG ?

Giấc ngủ giúp phục hồi các chức năng hoạt động của não bộ. Điều này có nghĩa là khi bạn ngủ đủ giấc, trí não của bạn sẽ hoạt động khỏe mạnh. Ngược lại, nếu bạn bị thiếu ngủ, não bộ sẽ trở nên trì trệ và có năng suất làm việc kém.

TIN MỚI NHẤT