Mách bạn 4 loại lá có sẵn ngay trong vườn nhà giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy

Chọn thực phẩm 23/05/2023 07:48

Dưới đây là 4 loại lá cây có trong vườn nhà mà mọi người có thể sử dụng để giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy.

Thông thường, khi bước vào mùa hè, 1 tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhất là trẻ em chính là mẩn ngứa và rôm sảy. Một phần có thể do thời tiết nóng nực và đồng thời là do các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm... Hãy cùng khám phá các loại lá có thể sử dụng để giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy.

Lá khế

Lá khế có tính chất thanh nhiệt, chuyên dùng để điều trị các triệu chứng của phong. Chính vì vậy, khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẹ có thể cho trẻ tắm bằng lá khế để cải thiện chứng bệnh này đồng thời đem lại cho trẻ một làn da mịn màng, không còn cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Mách bạn 4 loại lá có sẵn ngay trong vườn nhà giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy - Ảnh 1
Lá khế có tính chất thanh nhiệt, chuyên dùng để điều trị các triệu chứng của phong - Ảnh: Internet

Nguyên liệu để nấu một nồi nước tắm lá khế gồm:

- Một nắm lá khế, tách bỏ các phần gân xương thừa của lá sau đó rửa sạch.

- Một ít muối.

Cho lá khế và muối vào nồi đun sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn, pha cùng nước lạnh với tỷ lệ vừa phải để đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho bé tắm, nên tắm khoảng 3 lần/tuần. Thực hiện khoảng 3-4 lần, mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, cũng không nên tắm nước lá khế quá thường xuyên vì lá khế có nhựa sẽ làm da bé xỉn màu.

Lá rau diếp cá

Diếp cá là một loại rau được sử dụng hàng ngày, đặc biệt được ưa chuộng vào những ngày hè vì có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị phế ung, nhọt lở, nhiệt lâm, tiểu tiện đau buốt... (Theo Đông y).

Ngoài ra, diếp cá có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn coli, leptospira, nấm... Cũng nhờ đặc tính chống viêm nên rau diếp cá có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da như mụn, mẩn ngứa.

Mách bạn 4 loại lá có sẵn ngay trong vườn nhà giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy - Ảnh 2
Cũng nhờ đặc tính chống viêm nên rau diếp cá có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ngoài da như mụn, mẩn ngứa - Ảnh: Internet

Mọi người có thể đun rau diếp cá làm nước tắm hoặc uống để thanh nhiệt từ bên trong. Tuy nhiên, rau diếp cá có mùi hơi tanh và có thể gây khó chịu cho nhiều người. Do đó, khi tắm bằng loại lá này, cơ thể có thể sẽ lưu hương của diếp cá.

Lá trầu không

Lá trầu không còn quá xa lạ với các bà, các mẹ ở những vùng quê. Khi mắc các bệnh về da, mọi người thường sử dụng nước lá trầu để tắm hoặc thoa trực tiếp. Trẻ sơ sinh tắm bằng lá trầu là cách dân gian xưa thường sử dụng để ngừa rôm sảy hiệu quả.

Trong lá trầu có chứa các chất với khả năng kháng khuẩn tốt giúp giảm ngứa, khử mùi hôi, da dẻ bé sẽ mịn màng và thoáng mát hơn. Các mẹ nên đun nước lá trầu để tắm cho trẻ sơ sinh trị hăm tã, mẩn ngứa, rôm sảy một cách hiệu quả và tiết kiệm. Ngoài ra, lá trầu còn có thể chữa chàm ở mức độ nhẹ.

Mách bạn 4 loại lá có sẵn ngay trong vườn nhà giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy - Ảnh 3
Trong lá trầu có chứa các chất với khả năng kháng khuẩn tốt giúp giảm ngứa, khử mùi hôi - Ảnh: Internet

Nước lá trầu không sẽ mang đến nhiều lợi ích nếu biết tắm đúng cách.

– Mỗi lần nấu nước tắm, cần chuẩn bị 2 – 4 lá rửa thật sạch rồi cắt nhỏ đun sôi để các chất hòa tan vào nước hoặc hãm như hãm nước chè đều được.

– Đun sôi khoảng 10 – 15 phút rồi để nguội. Pha thêm với nước sạch cho loãng rồi mới tắm

– Nên tắm hàng ngày để hạn chế tình trạng rôm sảy.

Bên cạnh lá trầu trong tự nhiên cũng còn một số loại lá khác cũng trị rôm sảy, mụn nhọt cho bé hiệu quả như lá chè, lá tía tô, lá kinh giới, vỏ bưởi,…

Lá ngải cứu

Ngải cứu được biết đến như một vị thuốc trong Đông y, có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ như hỗ trợ điều trị đau nửa đầu, điều hoà kinh nguyệt, hoạt huyết cầm máu, tốt cho hệ tiêu hóa...

Ngoài ra, ngải cứu có đặc tính sát khuẩn, chống viêm nên hữu ích trong việc giảm ngứa ngáy do nổi mẩn. Hơn nữa, trong tinh dầu của ngải cứu có chứa một số hoạt chất tương tự như chất kháng sinh và chất làm giảm đau tự nhiên nên thường được dùng để giảm mụn nhọt, rôm sảy...

Mách bạn 4 loại lá có sẵn ngay trong vườn nhà giúp giảm tình trạng mẩn ngứa, rôm sảy - Ảnh 4
Đun ngải cứu tắm hàng ngày có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa ngoài da - Ảnh: Internet

Đun ngải cứu tắm hàng ngày có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa ngoài da. Trong trường hợp bị nổi mề đay, mọi người có thể giã nát ngải cứu đã được làm sạch cùng với một chút muối. Sau đó, đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay, nhưng nên lưu ý không được đắp vào vết thương hở.

Loại lá cây "vừa đắng lại chát" người Việt thường bỏ đi nhưng có dụng thần kỳ phòng ung thư hiệu quả

Trong đông y cho biết, loại lá này có tính hàn, vị hơi đắng, mùi hắc, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ tì và nhuận tràng...

TIN MỚI NHẤT