Trị sổ mũi cho trẻ tại nhà giúp bé đỡ bệnh ngay

Chăm sóc con 17/07/2018 06:44

Để trị sổ mũi cho trẻ điều quan trọng cha mẹ cần làm là vệ sinh mũi cho bé thật sạch.

BÀI VIẾT BAO GỒM:

1. Nguyên nhân trẻ sổ mũi

- Cảm lạnh, cảm cúm

- Viêm mũi

- Dị ứng

- Sổ mũi do dị vật trong mũi

2. Trị sổ mũi cho trẻ

- Vệ sinh mũi

- Uống nhiều nước

- Làm ẩm không khí

- Tắm nước gừng ấm

- Kê cao gối khi ngủ

 

Do sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên bé rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp dẫn đến sổ mũi, nghẹt mũi. Nhiều mẹ khi thấy bé bị sổ mũi hay có thói quen dùng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bé bị bệnh do nhiễm virus thì dùng thuốc kháng sinh là vô tác dụng, thậm chí còn gây nguy hiểm cho bé.

Vì vậy để trị sổ mũi cho trẻ đúng cách nhất, mẹ hãy theo dõi các thông tin sau đây:

1. NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ SỔ MŨI

Sổ mũi không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của bệnh. Vì vậy để trị sổ mũi cho trẻ mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ:

- Cảm lạnh, cảm cúm: Sổ mũi và nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến của việc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dấu hiệu bé bị cảm lạnh hoặc cảm cúm bao gồm cơ thể đau mỏi, chảy nước mũi, sốt, ho, đau họng, biếng ăn. Bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.

Trị sổ mũi cho trẻ tại nhà giúp bé đỡ bệnh ngay - Ảnh 1
Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị sổ mũi. (Ảnh minh họa)

- Viêm mũi: Nếu bé bị sổ mũi không kèm theo sốt, cảm thì có thể bé bị viêm mũi rất cao. Trong trường hợp này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

- Dị ứng: Nếu không khí ô nhiễm, hoặc các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, côn trùng cũng là nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi. Bệnh thường phổ biến vào mùa xuân và mùa hè. Dấu hiệu bé bị sổ mũi do dị ứng bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan, sốt, thở khò khè, ngứa mắt.

- Sổ mũi do dị vật trong mũi: Trẻ nhỏ thường hay tò mò, nghịch ngợm nên có thể nhét các vật nhỏ như hạt đậu, nút áo, viên bi, pin vào mũi. Vì vậy khi bé bị sổ mũi không rõ nguyên nhân mẹ nên kiểm tra xem trong mũi bé có dị vật lạ hay không? Nếu mũi bé có dị vật lạ, mẹ không nên tự ý lấy ra mà nên đưa bé đi khám.

2. TRỊ SỔ MŨI CHO TRẺ

Khi bé bị sổ mũi mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để điều trị đúng cách. Nếu bé bị mắc dị vật trong mũi thì mẹ cần đưa đi khám bác sĩ. Trong trường hợp bé bị sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh khỏi bệnh:

Trị sổ mũi cho trẻ tại nhà giúp bé đỡ bệnh ngay - Ảnh 2
Nhỏ mũi giúp giảm tình trạng sổ mũi. (Ảnh minh họa)

- Vệ sinh mũi: Mẹ nên rửa mũi cho bé hàng ngày bằng nước muối sinh lí để kháng khuẩn. Mỗi ngày mẹ nhỏ mũi cho bé từ 3 đến 4 lần. Mỗi bên mũi 3 đến 4 giọt.

- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có khả năng giúp làm loãng dịch mũi giúp làm sạch mũi dễ dàng hơn.

- Làm ẩm không khí: Mẹ nên đặt máy làm ẩm không khí trong phòng để giúp bé hô hấp dễ dàng.

- Tắm nước gừng ấm: Tắm nước ấm pha thêm gừng là cách hiệu quả giúp làm lỏng dịch mũi của bé. Mẹ cũng nên xoa một ít dầu khuynh diệp hoặc dầu tram vào lòng bàn chân bé và massage vài phút. Khi ngủ cho bé mang tất để giữ ấm chân.

- Kê cao gối khi ngủ: Tư thế ngủ này giúp bé ngủ ngon giấc hơn và không bị ngạt mũi khi ngủ.

Các bác sĩ cảnh báo về cách chữa sổ mũi bằng tỏi ngâm nước muối sinh lý đang được các mẹ lan truyền

Sau 2 ngày nhỏ nước tỏi ngâm nước muối sinh lý, bà mẹ bỉm sữa có con 21 tháng tuổi khẳng định con đã khỏi sổ mũi hoàn toàn. Bác sĩ nói gì về phương pháp này?

TIN MỚI NHẤT