Hiện tượng tróc da tay chân ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất

Chăm sóc con 04/05/2020 17:43

Làn da của trẻ em tuy đẹp nhưng rất mỏng manh và dễ tổn thương. Trong đó, vấn đề tróc da tay chân ở trẻ em là điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Với mỗi một mức độ tróc da tay chân ở trẻ em sẽ có một nguyên nhân khác nhau. Tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ em tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến trẻ thấy khó chịu và gây mất thẩm mỹ.

troc da tay chan o tre em ảnh 1
Làn da của trẻ em rất mỏng manh và dễ tổn thương

Nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này ở con mình và có hướng xử lý phù hợp là điều bố mẹ cần nắm. Sau đây là những thông tin cần thiết bố mẹ không nên bỏ qua.

1. Vì sao da tay chân trẻ em bị bong tróc?

troc da tay chan o tre em ảnh 2
Tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ em tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến trẻ thấy khó chịu và gây mất thẩm mỹ

+ Hội chứng APSS

Hội chứng APSS là một rối loạn da trong đó lớp da trên cùng bị bong ra thành từng mảng nhỏ. Chủ yếu lớp da bị tróc nằm ở tay và chân. Thường xuyên cọ xát ở nhiệt độ cao sẽ khiến tình trạng bong tróc nặng hơn.

Đây là hội chứng không gây đau, thường là nhẹ và không có liên quan đến bất kỳ sức khỏe nào. Di truyền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

+ Nhiễm trùng, nhiễm nấm

Nhiễm nấm ở da là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, bệnh nấm da phổ biến nhất ở trẻ em đó là Kawasaki. Bệnh xuất hiện với những triệu đầu tiên ở các bộ phận như: mắt, môi, miệng, lưỡi, cổ họng.

troc da tay chan o tre em ảnh 3
Bệnh nấm da phổ biến nhất ở trẻ em đó là Kawasaki

Tiếp đó, sẽ xuất hiện bong tróc ở da tay, chân và trông tương tự như lột da. Kèm theo đó là những triệu chứng như: nôn mửa, vàng da, đau bụng, tiêu chảy, đau sưng khớp, đau đầu, mệt mỏi,…

+ Tác dụng phụ của thuốc

Bong tróc da tay chân, ngứa, nổi mẩn đỏ sau khi uống thuốc, đó là tác dụng phụ không mong muốn. Đối với các loại thuốc nhất định, cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau.

Có thể kể đến những loại thuốc phổ biến gây ra tình trạng này gồm: thuốc chống co giật, thuốc giảm canxi, thuốc bôi da, thuốc sulfa, thuốc lợi tiểu, aspirin, thuốc điều trị huyết áp, vv….

Khi thấy trẻ bị bị bong tróc ở tay chân sau khi dùng thuốc, hãy cẩn thận xem xét lại việc tiếp tục sử dụng loại thuốc này. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc khác.

+ Cháy nắng

Tình trạng cháy nắng sẽ xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Với mức độ nặng, da bị bong tróc đến mức da bị lột từng mảng lớn. Còn ở mức độ nhẹ, da bị sưng đỏ, rộp da, da sạm đen.

+ Chàm da

Biểu hiện của bệnh chàm da đó là da luôn bị đỏ và ngứa, bên cạnh đó cũng thường bị bong tróc da. Đây là một bệnh về da tương đối phổ biến, đến 10% dân số thế giới mắc bệnh.

troc da tay chan o tre em ảnh 4
Biểu hiện của bệnh chàm da đó là da luôn bị đỏ và ngứa, bên cạnh đó cũng thường bị bong tróc da

Tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em sẽ trở nên càng nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc nhiều với các chất kích thích, chất dị ứng (chẳng hạn như thuốc tẩy rửa).

+ Dị ứng

Với những trẻ có cơ thể nhạy cảm, mặc dù chỉ tiếp xúc với những vật dụng rất bình thường như: giày, vải, mỹ phẩm,… cũng có thể gây dị ứng. Ở những vị trí tiếp xúc dị ứng sẽ có biểu hiện thường gặp là: da bị ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, bong tróc da,…

Một số loại thực phẩm nhất định như : trứng, sữa, hải sản,… cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng.

+ Thiếu vitamin

Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?

Tình trạng da bị khô và bong tróc là do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B3 (niacin) hoặc vitamin B7 (biotin). Nói chung, dù thiếu hụt bất kỳ vitamin nào cũng sẽ khiến da khô và cuối cùng là nứt nẻ, bong tróc.

troc da tay chan o tre em ảnh 5

Tình trạng da bị khô và bong tróc là do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B3 (niacin) hoặc vitamin B7 (biotin)

+ Thừa vitamin

Không chỉ thiếu vitamin là không tốt mà thừa cũng tương tự như vậy. Cơ thể sẽ bị tích tụ độ tố khi có quá nhiều vitamin A. Cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải tình trạng thừa vitamin A.

Với mức độ nhẹ sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc bao gồm:  bong tróc da, lòng bàn tay khô, bị nứt ở góc miệng, da khô sần sùi,… Ở mức độ nặng hơn sẽ gặp những triệu chứng: buồn nôn, ói mửa, rụng tóc, buồn ngủ,... Thậm chí gây đe dọa đến tính mạng.

+ Một số nguyên nhân khác

Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em đó là dùng các chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh (bao gồm sữa tắm, xà phòng,…)

- Kích ứng da do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút lạ.

- Mất cân bằng độ ẩm trên da do trẻ mút ngón tay quá thường xuyên, kết quả là bong tróc da.

2. Cách điều trị tróc da tay chân ở trẻ em

Để khắc phục tình trạng da tay chân trẻ em bị bong tróc, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm đó là phải xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tróc da tay chân ở con mình. Từ đó, có thể xác định được phương hướng chăm sóc thích hợp.

Sau đây là một vài điều bố mẹ nên làm :

+ Vệ sinh cho bé đúng cách

troc da tay chan o tre em ảnh 6
Cha mẹ cần chú ý tắm cho trẻ đúng cách

Không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn tới vi khuẩn, nấm tấn công làn da của bé. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến da trẻ bị bong tróc.

Do đó, cha mẹ cần chú ý tắm cho trẻ đúng cách. Khoảng thời gian tốt nhất để tắm cho bé là từ 5-10 phút không nhanh hơn mà cũng không lâu hơn.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm với sản phẩm sữa tắm chuyên dụng, thành phần tự nhiên, dịu nhẹ và an toàn. Tránh dùng nước quá nóng vì sẽ khiến lớp dầu tự nhiên bảo vệ da bé bị mất đi. Thực hiện thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương làn da của trẻ.

+ Đảm bảo cân bằng độ ẩm cho da của bé

Với khí hậu khô hanh, đặc biệt là tiết trời mùa đông lạnh giá, da của trẻ thường hay bị bong tróc.

Dùng các loại bao tay, chân cotton mềm mại và thấm hút tốt sẽ giúp làn da của bé được bảo vệ tốt hơn. Nên dùng những loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng dành cho trẻ em để bôi lên vùng da bong tróc.

Cho trẻ em bú hoặc uống nhiều nước nhiều hơn cũng là cách để cấp ẩm và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn.

+ Tránh các tác động xấu từ môi trường

troc da tay chan o tre em ảnh 7
Nên bao bọc và bảo vệ trẻ cẩn thận khi đưa bé ra ngoài

Nên bao bọc và bảo vệ trẻ cẩn thận khi đưa bé ra ngoài tiếp xúc với không khí nhiều gió và lạnh, khô hanh. Hạn chế đưa trẻ đến nơi môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,... 

Ngoài ra, nên chọn quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi tốt cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không tự ý lột da tay chân hay nghịch phá. Đồng thời, tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất, nước nóng.

+ Cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối là điều rất cần thiết cho trẻ. Nên bổ sung thêm lượng vitamin C với những  loại trái cây như: cam, quýt. Đây là cách hiệu quả để tái tạo làn da tốt hơn, không còn bong tróc ở tay và chân nữa.

Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung các loại vitamin khác để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng da bị bong tróc do dị ứng.

troc da tay chan o tre em ảnh 8
Nên bổ sung thêm vitamin C cho trẻ

Mặc dù bạn đã thực hiện những cách trên nhưng tình trạng bong tróc da tay chân ở trẻ em vẫn không giảm bớt và ngày càng nặng. Trẻ còn bị đau đớn, chảy máu.  Vậy thì hãy kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và điều trị chuyên sâu hơn.

Hy vọng rằng với những thông tin vừa chia sẻ trên, các bạn đã có thể nắm rõ về tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em. Đồng thời có cách khắc phục hiệu quả nhất và không còn lúng túng khi con của mình rơi vào tình huống này.

Cảnh giác nguy cơ suy dinh dưỡng khi trẻ bị ho dai dẳng

Nếu cha mẹ không kịp thời bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cho trẻ trong giai đoạn bị ho, trẻ có thể bị suy giảm đề kháng, lâu dài dẫn tới suy dinh dưỡng.

TIN MỚI NHẤT