Tâm sự của người đàn bà ở nhà chồng nuôi: Tôi đã đánh mất đi sự bình đẳng của mình trong ngôi nhà này

Tâm sự gia đình 31/10/2019 10:59

Khi biết tôi gửi biếu vài trăm cho ba mẹ, chồng đã gắt gỏng rằng: “Sao lại tự ý lấy tiền chồng giấu giếm cho nhà ngoại?”. Tôi nghe xót xa vô cùng. Đàn bà ở nhà chồng nuôi đừng bao giờ đòi hỏi sự bình đẳng trong hôn nhân.

Tôi đã nghe người ta nói phụ nữ ở nhà nội trợ, phụ thuộc kinh tế vào chồng sẽ đánh mất đi sự tự tin, tiếng nói của mình trong gia đình. Nhưng tôi đã không tin vào những lời nói đó. Chồng tôi vững chãi kinh tế, rất thương yêu tôi thì sợ gì chuyện anh ấy coi thường hay chê bai vợ. Nhưng rồi, vài năm ở nhà chồng nuôi đã khiến tôi cay đắng thừa nhận rằng: Phụ nữ phụ thuộc vào chồng chính là tự cắt đi đôi cánh của mình.

o nha chong nuoi 1
Tôi đã ngây thơ mà tin rằng chồng sẽ yêu thương và tôn trọng dẫu vợ có ở nhà nội trợ - Ảnh minh họa: Internet

Vốn dĩ tôi có một công việc tốt. Thu nhập không cao nhưng rất ổn định và đó cũng là công việc tôi yêu thích. Chồng tôi thì thu nhập khá hơn tôi rất nhiều. Vợ chồng chúng tôi chẳng lo nghĩ gì nhiều cho đến khi tôi mang thai và sinh con. Ở thành phố này, chỉ có 2 vợ chồng tôi, ba mẹ thì ở xa. Tôi lo lắng chuyện ai sẽ chăm con khi tôi hết thời gian thai sản. Chồng tôi đề nghị tôi nghỉ hẳn việc, ở nhà nuôi dạy con, nội trợ. Còn kinh tế sẽ để chồng lo. Tôi vì thương con cũng gật đầu đồng ý.

Ai chăm con mọn cũng sẽ hiểu rằng tôi ở nhà bận bịu, tất bật ra sao. Con tôi không dễ ăn dễ ngủ nên cả ngày xoay vần với con cũng khiến tôi mệt mỏi, chưa kể chuyện bếp núc, nội trợ. Chồng tôi thời gian đầu cũng giúp đỡ, ân cần với vợ. Nhưng một thời gian sau tôi thường xuyên nghe được những câu như: “Em ở nhà chỉ có chăm con thôi mà than mệt mỏi, bận rồi suốt ngày. Anh đi ra ngoài làm việc kiếm tiền không mệt hơn em sao?”.

o nha chong nuoi 2
Chồng tôi nghĩ rằng ở nhà nội trợ thì chẳng có gì mệt mỏi - Ảnh minh họa: Internet

Lúc trước tôi đi làm, muốn mua gì thì mua, thỉnh thoảng gửi ít tiền về biếu ba mẹ cũng chẳng bao giờ bị chồng phàn nàn. Vì đó là những đồng tiền tôi làm ra, tôi có quyền sử dụng. Nhưng từ khi tôi ở nhà, dẫu tiền chồng ra cũng nhiều nhưng tôi phải chắt bóp chi tiêu. Đi chợ, mua sữa cho con, đi khám bệnh, mua quần áo con… tất tật đều phải hỏi tiền chồng.

Ban đầu anh còn nói khéo rằng bây giờ chỉ có một mình anh đi làm nên tôi phải chi tiêu tiết kiệm. Thời gian sau anh nói thẳng: “Em tiêu gì mà lắm thế, lúc nào cũng tiền tiền. Anh đâu phải là cái máy in tiền đâu…”. Thậm chí, khi biết tôi gửi biếu vài trăm cho ba mẹ anh đã gắt gỏng rằng: “Sao em lại tự tiện lấy tiền anh giấu giếm cho nhà ngoại”. Tôi nghe xót xa vô cùng. Tôi nhận ra, đàn bà ở nhà chồng nuôi đừng bao giờ đòi hỏi sự bình đẳng trong hôn nhân.

Vài năm như thế, sự vui vẻ trong ngôi nhà tôi dần biến mất vì một lí do duy nhất: Tiền. Tôi cảm thấy bản thân mình thụt lùi, vô dụng. Ngồi giữa bạn bè, tôi đôi lúc cũng cảm thấy chạnh lòng vì mình chỉ là một người đàn bà nội trợ. Nhưng cảm giác đó không đau lòng bằng việc chồng dần coi thường tôi. Anh so sánh tôi với những người đàn bà xinh đẹp, giỏi giang, năng động ngoài kia. Mỗi khi gia đình có việc quan trọng anh đều tự quyết bởi anh bảo rằng tôi ở nhà nội trợ thì biết gì. Nhiều lúc vợ chồng mâu thuẫn, tôi cũng không dám mạnh dạn nói với chồng cũng bởi phụ thuộc chồng.

o nha chong nuoi 3
Phụ thuộc vào chồng thì đừng bao giờ đòi hỏi sự bình đẳng - Ảnh minh họa: Internet

Chính việc phụ thuộc vào chồng đã khiến tôi mất đi sự tự chủ và tiếng nói của mình. Con tôi đã được 5 tuổi, chồng tôi bảo tôi tiếp tục sinh một đứa con nữa nhưng tôi đã suy nghĩ kĩ và quyết định sẽ đi làm lại, chuyện sinh con sẽ gác lại. Tôi sẽ tự kiếm tiền, tìm lại sự tự tin của mình. Phụ nữ à, đừng bao giờ tin vào câu nói: “Đừng đi làm, ở nhà anh nuôi”.

Tâm sự người thứ ba: Cái dại lớn nhất của tôi chính là tin vào lời nói của đàn ông có vợ

Anh bảo chia tay là do tôi lựa chọn, không phải anh bạc tình. Tôi cay đắng, xót xa nhưng trách ai bây giờ. Có trách là trách bản thân mình đã lựa chọn làm người thứ ba.

TIN MỚI NHẤT