Cái giá phải trả cho bài học buông xuôi trước sự cám dỗ

Tâm sự gia đình 26/10/2018 12:18

Cám dỗ có mặt mọi lúc mọi nơi xung quanh chúng ta, nó không loại trừ một ai. Làm thế nào để tự chủ tránh xa, kháng cự lại cám dỗ là do mình quyết định nhưng xem ra không phải ai cũng làm được

Quê tôi thuộc một xã nghèo vùng sâu của miền Tây sông nước. Trong các anh chị em, chỉ mình tôi được đi học đại học. Hành trang đến với giảng đường của tôi là số tiền ít ỏi do ba má và các anh chị gom góp lại. Tất cả đều hy vọng tôi sẽ làm rạng danh dòng họ. 

Đặt chân lên thành phố, tôi nung nấu quyết tâm thoát nghèo. Cơ hội mở ra khi tôi được cử tham dự cuộc thi “Sinh viên thanh lịch” và giành được ngôi vị Nam vương. Lần đầu tiên tôi bị ánh đèn sân khấu ám ảnh cùng với những giấc mơ đầy hào quang.  

Tôi bỏ học đi làm để có tiền vào học trong một trung tâm đào tạo người mẫu. Tính cách hào sảng của anh nông dân miền Tây, cộng thêm một chút chân chất thật thà, tôi chiếm được cảm tình của mọi người không mấy khó khăn, đặc biệt là siêu mẫu KT. Anh là giảng viên bộ môn kỹ thuật trình diễn, ngoài ra còn là trợ lý giám đốc công ty, là người có mối quan hệ quảng giao với nhiều nhân vật “số má” trong làng giải trí.

Được anh quan tâm là một sự may mắn của tôi. Anh hay cho tôi theo dự sự kiện, họp mặt bạn bè, gặp gỡ những nhân vật tên tuổi trong làng người mẫu. Nhờ anh, tôi trưởng thành, dạn dĩ hơn trong giao tiếp, bước gần hơn tới thế giới showbiz.

Cái giá phải trả cho bài học buông xuôi trước sự cám dỗ - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Gần cuối khóa học, anh bóng gió ngầm ý cho tôi hiểu, danh sách học viên được giữ lại, được giới thiệu về các câu lạc bộ hoặc các công ty có hoạt động liên quan hoàn toàn do anh quyết định. Anh đưa đẩy: “Với em thì anh ưu tiên… nhưng phải đền ơn anh đấy nhé”. Lần đầu tiên tôi thấy ánh mắt anh nhìn tôi rất khác. Tôi bối rối: “Em có cái gì quý đâu mà đền ơn anh…”. Anh cười rất lạ: “Có đấy!”.  

Một tối chủ nhật sau đó không lâu, anh gọi: “Em đến nhà hàng DMD gặp anh một chút có liên quan đến công việc đấy. Đi taxi đến, về bằng ô tô của anh”. Tôi đến thấy anh đã đứng đợi ngoài cổng. Anh dắt tay tôi vào giới thiệu với nhà thiết kế H. H thông báo sẽ mời tôi tham gia vào sô diễn lớn sắp tới của anh. Tôi biết công lao thuộc về KT. Tiệc tan, KT chở tôi về bằng ô tô của anh. Thay vì về nhà anh cho xe dừng lại trước một khách sạn, nói như ra lệnh: “ Mình nghỉ qua đêm ở đây!”.

Đó là một đêm kinh hoàng nhất cuộc đời tôi. Mối nghi ngờ bấy lâu nay tôi chôn chặt trong lòng bây giờ sự thực bày ra trước mắt, anh là gay. Anh đặt vấn đề thẳng thắn với tôi: một là hủy hợp đồng biểu diễn, mãi mãi không nơi nào nhận, hai là chung sống với anh. Tôi buộc phải lựa chọn.

Cái giá phải trả cho bài học buông xuôi trước sự cám dỗ - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Tiền, sàn diễn, một cuộc đời đầy xa hoa hào nhoáng… trở thành nỗi cám dỗ có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Không thể mất tất cả. Tôi chấp nhận chọn anh.

Tôi kiếm tiền như người ta trở bàn tay. Tôi không khác gì một thứ cây tầm gửi sống ký sinh vào KT. Cho đến mới vừa đây thôi, tôi gặp em, tôi mới biết thế nào là tiếng sét ái tình. Tôi nửa đùa nửa thật với KT về một cuộc chia tay. Anh nhìn tôi, mắt anh sắc và lạnh: “Thì anh sẽ giết em…”. Tôi bủn rủn chân tay biết rằng thế là hết…

Cái giá phải trả cho bài học buông xuôi trước sự cám dỗ - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Cám dỗ là cái bẫy, nó giăng ra ở khắp mọi nơi trong cuộc sống chúng ta. Cám dỗ đa dạng và có nhiều mức độ. Cám dỗ có khi chỉ là cái bánh ngọt khi ta đang giảm cân, có khi là cái màn hình điện thoại với các thú vui hấp dẫn mà nó mang lại. Có khi là một trận cầu hấp dẫn trong khi bài vỡ chưa xong.

Còn khi có một thứ gì đó không phù hợp, quá sức với mình mà bạn vẫn khao khát sở hữu nó thì cám dỗ trở nên nguy hiểm hơn nhiều. Có thể bạn khao khát một ngôi biệt thự, một cái xe hơi, cũng có khi là một ánh hào quang, một ngôi vị nào đó trong xã hội, lập tức bạn liền bị cám dỗ. Trả bất cứ giá nào trong nhất thời để đạt được mục đích không cần suy nghĩ đến hậu quả đồng nghĩa với bạn đầu hàng sự cám dỗ.

Cũng như tôi, cái cách mà tôi phản ứng trước cám dỗ thật tồi tệ. Tôi đã buông xuôi đã không tự chủ, không loại chúng ra khỏi tâm trí. Tôi không hề có hành động dứt khoát để kháng cự cám dỗ. Tôi ý thức mình bị cám dỗ nhưng không tránh xa, không kháng cự, không  dứt khoát nó. 

Cái giá phải trả cho bài học buông xuôi trước sự cám dỗ - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Jean Valjean, nhân vật chính trong “Những người khốn khổ” của Victor Hugo chỉ vì bị cám dỗ bởi một miếng bánh mì nhỏ đã trở thành kẻ cắp và cuộc đời ông trôi theo dòng lênh đênh chìm nổi cho đến những ngày cuối đời buồn tủi, cô đơn.

Thật ra, cám dỗ lúc nào cũng có mặt, nhưng “phạm tội” hay không là do mình quyết định.  

Khuyên em gái tha thứ cho chồng ngoại tình, chồng tôi vô tình để lộ bí mật xấu xa của anh ấy

"... Khuya tôi thức giấc vẫn không thấy chồng đâu. Tôi lần ra phòng khách, không thấy ai ở đó. Tôi nghe tiếng rì rầm trên ban công tầng hai. Chắc hai anh em họ đang trò chuyện, nhưng khuya như vậy rồi, tôi nghĩ nên bảo hai người đi ngủ, sáng mai còn đi làm..."

TIN MỚI NHẤT