Tác dụng của râu ngô là gì?

Sức khỏe 12/08/2019 16:58

Tác dụng của râu ngô đối với sức khỏe của con người là rất lớn. Vì thế, nó được dùng như một vị thuốc dân gian có thể chữa nhiều bệnh khác nhau.

Trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính, thích hợp cho tất cả mọi người. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt mà râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên như vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác... cần thiết cho cơ thể, chống oxy hóa hiệu quả, tốt cho người bị viêm bàng quang, viêm hệ tiết niệu, sỏi thận, tiểu đường, suy tim sung huyết, huyết áp cao và mệt mỏi...

Râu bắp trị bệnh gì?

Râu ngô trị được nhiều bệnh
Râu ngô trị được nhiều bệnh

Dưới đây là một số tác dụng của râu ngô trong việc ngăn ngừa và chữa trị:

Râu bắp trị sỏi thận

Trong y học, râu ngô vẫn được biết đến với tác dụng chữa viêm túi mật, viêm gan đồng thời có thể phối hợp với vitamin K để cầm máu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat rất tốt. Sở dĩ, râu ngô có hiệu quả điều trị sỏi thận tốt là do nó có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu gấp 3 – 5 lần, giúp làm sạch bàng quang, loại bỏ được những vi khuẩn ở đường tiết niệu.

Khi uống râu bắp trị sỏi thận bạn chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Bạn cũng không nên dùng loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

Râu ngô với bà bầu  

uống nước râu ngô tốt cho bà bầu
Uống nước râu ngô tốt cho bà bầu

Râu ngô có tác dụng tốt giúp giảm viêm tiết niệu ở bà bầu cũng như phòng tránh hiệu quả. Chính vì thế, bà bầu nên uống nước râu ngô để làm tăng lượng nước tiểu, giúp loại vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo. Để tăng vị ngọt, mẹ bầu có thể cho mía vào hấp cùng với ngô và râu ngô để cảm thấy ngon miệng hơn.

Nhưng vì có tính lợi tiểu mạnh nên râu ngô chữa dư ối hiệu quả. Khi uống nhiều nước râu ngô sẽ gây tiểu nhiều, vơi đi lượng ối dư thừa. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lạm dụng vì đôi khi gây tác dụng ngược làm cạn ối, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các bà bầu chỉ nên uống lượng vừa phải khoảng 2 lần/1 tuần là đủ.

Râu bắp giải độc gan

Nước râu ngô là thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc gan hiệu quả, giúp ngăn ngừa máu đông, hỗ trợ điều trị táo bón. Bạn có thể dùng nước râu ngô thay nước lọc uống mỗi ngày để thải độc tố, làm mát gan.

Bạn hãy nấu râu ngô cùng với 50g rễ cỏ tranh, 50g mã đề, 3-5 khúc mía lau, đường phèn... để làm tăng hiệu quả giải độc gan. Trước tiên, bạn hãy sơ chế nguyên liệu, rễ cỏ tranh, râu ngô và mã đề đem rửa sạch, để ráo nước. Mía lau rọc vỏ rồi đập dập, đường phèn nghiền nhỏ để dễ tan. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Khi nào nước sôi thì vặn lửa nhỏ, thêm đường phèn vào khuấy đều, đun lửa nhỏ khoảng 10-15 phút trước khi tắt bếp. Sau khi nước râu ngô nguội, bạn nên chắt vào bình bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Râu bắp trị tiểu đường

Để ổn định đường huyết, bạn hãy lấy 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô (bắp), rửa sạch và nấu nước uống. Để đảm bảo vệ sinh an toàn, bạn rửa sạch từng ngọn rau muống và râu ngô rồi ngâm với nước muối loãng chừng 10-15 phút, sau đó vớt ra rửa lại rồi cho vào nồi nấu xôi. Lấy nước đó dùng hàng ngày, lượng đường huyết trong máu sẽ sớm ổn định.

Râu ngô chữa viêm xoang

Râu ngô trị viêm xong hiệu quả
Râu ngô trị viêm xoang hiệu quả

Dùng râu ngô chữa viêm xoang là bài thuốc hay lại rẻ tiền. Râu ngô có tác dụng khử trùng, làm giảm các tình trạng viêm nhiễm và cải thiện được tình trạng nghẹt mũi do bệnh viêm xoang gây nên. Bạn lấy râu ngô tươi 100g kết hợp với đương quy vĩ 30g sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả hơn. Râu ngô tươi bạn đem đi phơi khô trước khi dùng. Khi khô hãy cắt râu ngô thành từng đoạn dài cỡ 1cm. Còn đương quy sao nóng trên bếp rồi cắt thành từng sợi mỏng. Tiếp theo, trộn chung hai nguyên liệu lại với nhau rồi cho vào bình kín để bảo quản và dùng dần. Khi dùng bạn lấy một ít hỗn hợp râu ngô và đương quy cho vào một tẩu thuốc để hút như hút thuốc lá sợi.

 Râu ngô hạ huyết áp

Trong râu ngô chứa hàm lượng Flavonoid giúp cải thiện và điểu chỉnh huyết áp hiệu quả nhờ vào sự kiểm soát nồng độ natri. Hơn nữa, hàm lượng vitamin K, A, nhóm B cũng có tác dụng giúp hạ đường huyết, giảm tỷ lệ muối Kali mà không làm mất đi các loại muối khoáng quan trọng khác, nhờ đó làm giảm huyết áp cao, giúp ổn định huyết áp nhanh chóng.

Bạn hãy lấy râu ngô phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng sắc uống mỗi ngày để bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định lâu dài.

Ngoài những công dụng trên, giúp giảm cân cũng là một trong những tác dụng của râu bắp non cực kì hiệu quả. Do chứa lượng calo thấp và mang đặc tính lợi tiểu nên uống trà râu ngô thường xuyên giúp tăng năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, kiểm soát viêm và hỗ trợ quá trình thải độc cơ thể. Do đó, tác dụng của trà râu ngô được nhiều chị em sau sinh áp dụng, để nhanh chóng lấy lại thân hình thon gọn như trước đây.

Tác dụng của râu ngô và bông mã đề

Uống nước râu ngô và mã đề tốt cho thận, gan, phổi...
Uống nước râu ngô và mã đề tốt cho thận, gan, phổi...

Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát máu, ngừng máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh. Đặc biệt, phần lá có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận. Do đó, dùng mã đề với râu ngô làm thuốc rất có lợi cho thận và đường tiết niệu, làm giảm đường huyết hiệu quả.

>>> Xem thêm:

- Kiến thức mang thai: Cách nấu nước râu ngô cho bà bầu dư ối

Tác dụng của trà râu ngô rau má

Hiện nay, trên thị trường đã có bán trà ngô rau má, rất tiện lợi, chỉ cần lấy ra pha uống, không phải mất quá nhiều công sức để đun nấu thủ công. Sự kết hợp hoàn hảo giữa râu ngô, rau má, bông mã đề với glucose và saccharose, phát huy công dụng hiệu quả trong việc bồi bổ cơ thể, lợi tiểu thanh nhiệt, mát gan, giải độc, hỗ trợ điều trị sỏi mật, sỏi thận, mụn nhọt, mẩn ngứa. Loại trà này cũng có mùi thơm dịu cùng vị ngọt thanh mát của mật mía, đem lại cảm giác sảng khoái khi uống cùng với đá hoặc để lạnh.

Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ, mặc dù nước râu ngô rất tốt, nhưng với một số người lại hoàn toàn không có lợi mà còn dễ gây bệnh. Cụ thể như:

Trẻ em, người mắc bệnh máu đông thì không nên uống nước râu ngô
Trẻ em, người mắc bệnh máu đông thì không nên uống nước râu ngô

+ Người mắc bệnh máu đông hoặc đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên uống nước râu ngô vì nó có đặc tính cầm máu tốt, tăng thêm quá trình đông máu của cơ thể.

+ Với trẻ em không nên dùng nước râu ngô thay cho nước uống hàng ngày vì có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước, rơi vào trạng thái mệt mỏi học tập sẽ kém tập trung. Thậm chí, có thể mất cân bằng điện giải và gây kém hấp thu vi chất. Do đó, nước râu ngô chỉ nên uống với lượng nhỏ và hợp lý.

+ Phụ nữ đang hành kinh không nên uống nước râu ngô vì làm cho tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Hơn nữa, râu ngô có tác dụng đông máu thì rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn biết được nước râu bắp có tác dụng gì? Để từ đây áp dụng cho đúng đối tượng, mang lại sức khỏe tốt cho người dùng.

Tác dụng của dầu gấc đối với con người

Dầu gấc không chỉ tốt cho khỏe mà còn được phát huy tác dụng trong làm đẹp. Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu “tất tần tật” về tác dụng của dầu gấc đối với con người.

TIN MỚI NHẤT