Cách chữa chứng ngủ rũ, giúp bạn tỉnh táo cả ngày dài!

Sức khỏe 21/10/2022 15:00

Lúc nào cũng thấy buồn ngủ, bất kể khi làm việc, khi học tập, khi ăn uống đều cảm thấy uể oải và muốn ngủ. Đó là dấu hiệu của chứng bệnh hay buồn ngủ hay chứng ngủ rũ, ngủ nhiều. Vậy cách chưa trị cho hiện tượng này là gì? Hãy cùng tìm hiểu giải pháp ở ngay bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Chứng ngủ rũ là gì?

Nếu thỉnh thoảng chúng ta thức quá khuya và ngủ ít khiến ngày hôm sau buồn ngủ và uể oải thì đó là bình thường. Tuy nhiên, khi bạn đã ngủ đủ thời gian hàng ngày là từ 6-8 tiếng mà vẫn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày thì đó đã trở thành một chứng bệnh - một tình trạng rối loạn giấc ngủ, hay còn được gọi là chứng ngủ rũ hoặc ngủ nhiều, chứng bệnh thèm ngủ hay chứng ngủ nhiều ban ngày.

Chứng bệnh này thường dẫn đến tình trạng cơ thể uể oải, thiếu năng lượng, tâm trạng buồn chán và cảm thấy kiệt sức. Người bệnh sẽ không đủ tỉnh táo để làm việc, để hoạt động, để sinh hoạt, ăn uống và nhiều công việc khác. Tuy đây là một chứng bệnh không phổ biến, khoảng 2000 người thì mới có 1 người gặp phải tình trạng này, nhưng cũng không thể phủ nhận được hệ lụy mà chứng bệnh này mang lại.

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-1
Buồn ngủ nhiều dù đã ngủ đủ giấc mỗi đêm là biểu hiện cúa chứng ngủ rũ!

Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ này là do sự mất cân bằng hóa học trong não. Hầu hết các trường hợp người mắc phải chứng bệnh này đều có mức hypocretin (một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo) thấp. Một số hiếm trường hợp bị chứng ngủ rũ là do khiếm khuyết do di truyền, do chấn thương tại bộ phận sản xuất hypocretin tại não, do các khối u hoặc các bệnh lý khác xảy ra tại não. Cũng có nguyên nhân hiếm gặp khác là tiếp xúc với độc tố, sự thay đổi và rối loạn nội tiết tố ở tuổi tiền mãn kinh…

Vậy có cách chữa hiệu quả nào cho chứng bệnh ngủ rũ này? Bạn hãy tham khảo những cách dưới đây nhé!

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-2
Chứng ngủ rũ khiến bạn mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả!

Các cách chữa chứng ngủ rũ

1. Chữa chứng ngủ rũ bằng thuốc

Chứng ngủ rũ là tình trạng mãn tính và khó điều trị. Chúng ta cần hiểu rằng đây là chứng bệnh lành tính, nó không nguy hiểm nhưng lại có thể gây phiền toái cho cuộc sống, sinh hoạt, làm việc hay các hoạt động lái xe, vận hành máy móc,… của người mắc bệnh.

Cách chữa chứng ngủ rũ, giúp bạn tỉnh táo cả ngày dài! - Ảnh 3
 Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhận sử dụng các loại thuốc tăng cường nồng độ hypocretin!

Vì vậy, mục đích của việc điều trị này là thay đổi lối sống, tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm và áp dụng một số cách chữa bệnh hay buồn ngủ để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của chứng ngủ rũ này tới công việc và cuộc sống của bạn.

Bạn cần tới bệnh viện hoặc gặp các bác sĩ chuyên khoa để được cho hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc phù hợp nhằm kích thích tăng cường nồng độ hypocretin. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện các bài tập để tạo ra một giấc ngủ sâu hơn, tốt hơn, giảm đi những cơn buồn ngủ vào ngày hôm sau. Khi được điều trị đúng cách, chứng ngủ rũ này sẽ giảm dần và nằm trong tầm có thể kiểm soát được.

2. Chữa chứng ngủ rũ bằng cách thay đổi thói quen

Tuy chứng ngủ rũ này không có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc thay đổi lối sống, tạo lập những thói quen tốt sẽ góp phần cải thiện dần chứng bệnh hay buồn ngủ này. Sau đây là những biện pháp bạn có thể làm mỗi ngày:

Tạo thời gian biểu đều đặn cho giấc ngủ mỗi ngày

Hãy xây dựng một thời gian biểu cố định, xác định thời gian bắt đầu giấc ngủ và thức dậy đều đặn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả những ngày nghỉ lễ hay cuối tuần. Khi bạn đi ngủ và thức dậy đều đặn, sẽ tạo cho cơ thể một nhịp điệu sinh học và bạn sẽ quen dần với việc chỉ ngủ trong đúng thời gian cố định đó và sẽ không còn buồn ngủ vào những khung giờ khác nữa.

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-3
Đi ngủ và thức dậy đều đặn vào một khung giờ cố định!

Nhớ ghi nhật ký giấc ngủ mỗi ngày

Bạn hãy nhớ ghi lại nhật ký giấc ngủ của mình, từ thời gian ngủ, thói quen ngủ, thời gian buồn ngủ trong ngày, mất bao lâu để ngủ sâu giấc, tỉnh lại mấy lần mỗi đêm,… Nhật ký này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị chứng ngủ rũ này.

Tạo không gian phòng ngủ thoải mái để có giấc ngủ sâu

Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ của bạn yên tĩnh, tối và thoáng mát. Những yếu tố này giúp cho bạn có một giấc ngủ sâu và tốt hơn. Đồng thời, hãy hạn chế các thiết bị điện tử trong phòng ngủ và không để vật nuôi, trẻ nhỏ trong phòng.

Ngoài ra, cũng không nên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm rối loạn nhịp điệu sinh học của cơ thể, gây rối loạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Vì thế, hãy tập thói quen tắt nguồn các thiết bị điện tử trước khi ngủ từ 2-3 giờ nhé.

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-4
Tuyệt đối không dùng điện thoại khi lên giường ngủ!

Bên cạnh đó, bạn cũng hãy lựa chọn một tư thế ngủ khiến bạn thoải mái nhất, vì chỉ khi tư thế ngủ thoải mái thì bạn mới có thể ngủ sâu giấc, ngon giấc và không cảm thấy đau nhức mỏi hay không bị bóng đè khi ngủ. Nếu cần thiết, có thể kê thêm gối ở hông, lưng, chân,… miễn sao bạn cảm thấy thoải mái và dễ ngủ nhất là được.

Không tiêu thụ những thực phẩm có thể gây rối loạn giấc ngủ

Cách chữa chứng ngủ rũ, giúp bạn tỉnh táo cả ngày dài! - Ảnh 6
 Tránh tiêu thụ các sản phẩm có chứa caffein!

Đó là những thực phẩm như thuốc lá, cà phê, rượu, nước tăng lực, các sản phẩm có chứa caffein khác. Những thực phẩm này sẽ gây rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, khiến bạn càng thấy mệt mỏi, buồn ngủ và uể oải vào ngày hôm sau.

Áp dụng những cách thoát khỏi cơn buồn ngủ ngay lập tức

Khi đang làm việc, học tập nếu như quá buồn ngủ thì bạn hãy áp dụng một số cách thoát khỏi cơn buồn ngủ ngay lập tức như:

- Hãy uống một ly nước: Tình trạng thiếu nước dễ làm cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Lúc này, bạn hãy đứng dậy và rót cho mình một ly nước, có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, quả hay một tách trà đều rất tốt trong việc giúp bạn tỉnh táo hơn.

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-5
Hãy uống một ly nước để tỉnh táo hơn khi buồn ngủ!

- Đứng dậy và đi lại: Khi làm việc tại văn phòng mà bạn cảm thấy quá buồn ngủ, hãy đứng dậy và đi một vòng quanh văn phòng hoặc hành lang. Việc đi bộ tầm 5-10 phút sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhờ hoạt động bơm oxy qua tĩnh mạch, cơ bắp và não. Bạn cũng có thể tập vài động tác nhẹ nhàng để giãn cơ, giúp giảm tình trạng nhức mỏi do ngồi nhiều.

- Hãy trò chuyện: Có một cách hết buồn ngủ ngay lập tức là bạn hãy trò chuyện với đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân của bạn. Hãy nói những câu chuyện về công việc, giải trí hoặc bất cứ điều gì có thể để quên lãng cơn buồn ngủ của bạn.

Cách chữa chứng ngủ rũ, giúp bạn tỉnh táo cả ngày dài! - Ảnh 8
 Trò chuyện cũng là cách hữu hiệu giúp đẩy lùi cơn buồn ngủ!

- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Nhịp sinh học điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ của cơ thể của chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Chính vì vậy, nếu buồn ngủ, bạn hãy đi ra ngoài trời để tiếp xúc một chút với ánh nắng mặt trời. Không nhất thiết là phải phơi nắng nhưng ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều. Ngoài ra mỗi ngày bạn nên dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, việc làm này sẽ giúp bạn hết buồn ngủ một cách tự nhiên.

cach-chua-benh-hay-buon-ngu-6
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là biện pháp đơn giản giúp bạn đỡ buồn ngủ hơn!

- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục thường xuyên, đều đặn cũng giúp cho nhịp sinh học trở nên đều đặn, từ đó giúp bạn có một giấc ngủ hơn vào ban đêm.

Trên đây là một vài cách chữa chứng ngủ rũ hiệu quả và dễ thực hiện cho bạn. Hy vọng với những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những cơn buồn ngủ của chứng ngủ rũ này nhé! Chúc bạn áp dụng thành công!

Plank và những lưu ý về động tác mà bạn cần lưu ý để đạt được hiệu quả tốt nhất!

Plank vốn là bài tập vô cùng quen thuộc với công hiệu đốt mỡ, săn chắc cơ tuyệt vời mà không đòi hỏi quá nhiều thời gian!

TIN MỚI NHẤT