Bác sĩ phẫu thuật chia sẻ câu chuyện được chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi phát hiện có máu lẫn trong sữa cho con bú

Sức khỏe 20/07/2021 00:10

Đã 21 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc ung thư vú nhưng nữ bác sĩ này vẫn nhớ rất rõ thời điểm cô phát hiện máu lẫn trong sữa khi cho con bú.

Ở tuổi 38, Lisa Curcio không bao giờ ngờ tới cô lại nhận được chẩn đoán mắc ung thư. Lúc đó, người phụ nữ này là mẹ của một cậu con trai và vừa hoàn thành nghiên cứu về phẫu thuật ung thư.

Lisa cho biết: “Tôi nhìn vào núm vú và thấy chúng thô ráp, nứt ra. Ban đầu, tôi đã phủ nhận hiện tượng này, gạt bỏ những kiến thức bản thân có về y học và không tìm hiểu thêm”. Mọi chuyện không hề kết thúc khi Lisa ngừng cho con bú. Một ngày nọ, cô cởi áo ngực và nhận thấy có một chút máu vương bên trên. Đó là thời điểm nữ bác sĩ biết đã đến lúc phải đi khám.

Tin sốc

Bác sĩ phẫu thuật chia sẻ câu chuyện được chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi phát hiện có máu lẫn trong sữa cho con bú - Ảnh 1

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2020 có 2,3 triệu phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và 685 nghìn người đã tử vong trên toàn cầu.

Lisa được đưa đi chụp quang tuyến vú ngay lập tức. Cô chia sẻ: “Tôi biết các nhân viên ở đây vì từng làm việc với họ. Tôi có thể nhận thấy biểu cảm của họ thay đổi khi xem kết quả”. Xét nghiệm sinh thiết sau đó là hồi chuông báo hiệu cuộc sống của Lisa sẽ thay đổi.

Trong hầu hết các trường hợp, nứt núm vú hoặc viêm vú sẽ gây ra hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, với Lisa, đây là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cô được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (DCIS) giai đoạn đầu, một dạng ung thư vú phát triển nhanh. Không những thế, người phụ nữ này còn phải đối mặt với bệnh Paget ở vú, một dạng ung thư vú hiếm gặp ảnh hưởng đến núm vú.

Điều trị

Bác sĩ phẫu thuật chia sẻ câu chuyện được chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi phát hiện có máu lẫn trong sữa cho con bú - Ảnh 2

Bác sĩ Lisa Curcio chia sẻ câu chuyện của mình trên kênh truyền hình KCAL 9 để năng cao nhận thức của mọi người về ung thư vú và tầm quan trọng của chụp quang tuyến vú.

Trong vòng một năm, Lisa đã trải qua một số cuộc phẫu thuật, trong đó bao gồm cắt bỏ và tái tạo hai vú. Cô cho biết: “Vào thời điểm đó, tôi không chia sẻ kinh nghiệm phải đối mặt với ung thư vú cho những bệnh nhân của mình. Tôi cảm thấy việc làm này sẽ khiến họ có thành kiến về các phương án điều trị”.

Tuy nhiên, một thời gian sau, nữ bác sĩ nhận ra việc chia sẻ kinh nghiệm của bản thân có thể tạo ra sự đồng cảm theo một cách riêng. Cuối cùng cô cũng chấp nhận sự thật và thoải kể câu chuyện của mình cho mọi người nghe.

Lisa chia sẻ: “Ung thư là một cú sốc lớn đối với tôi. Hiện tại, tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi hỗ trợ những phụ nữ khác vượt qua khó khăn này. Bệnh tật tuy đáng sợ nhưng chúng lại giúp bạn tìm thấy sức mạnh tiềm ẩn”.

Lời khuyên

Bác sĩ phẫu thuật chia sẻ câu chuyện được chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi phát hiện có máu lẫn trong sữa cho con bú - Ảnh 3

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ hai vú để điều trị ung thư, nữ bác sĩ hiện nay đã khỏi bệnh và đang nỗ lực giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh sống sót và vượt qua tình trạng sức khỏe này.

Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư vú là hình thành thói quen kiểm tra khu vực này, từ đó tìm kiếm những dấu hiệu bất thường.

Nữ bác sĩ khuyên: “Bạn nên tự khám vú và không bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào. Đừng cố gắng phủ định hiện thực, hãy xác định lúc nào cần đến chuyên gia để kiểm tra”. Hơn nữa, các chị em cũng nên lưu ý ung thư vú không phải lúc nào cũng biểu hiện như một khối u. Ngoài chảy máu núm vú, thay đổi về kích thước của vú, phát ban hoặc mẩn đỏ, tiết dịch cũng là những triệu chứng đáng báo động.

Bà mẹ của hai con còn khuyên mọi người nên tránh lên internet để xoa dịu mối lo ngại. Cô cho biết: “Lên mạng không có hại nhưng sử dụng chúng như một cách tự trấn an bản thân để không phải đi khám là điều nguy hiểm”. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, mọi người đừng ngại ngần đến gặp các chuyên gia để được tư vấn.

Áp dụng một lối sống lành mạnh là cách khác để kiểm soát và giảm nguy cơ tái phát ung thư. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, tránh rượu bia, căng thẳng sẽ giúp bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.

Nữ bác sĩ chia sẻ: “Căn bệnh này đã giúp tôi tìm thấy niềm đam mê trong việc điều trị và chăm sóc các bệnh nhân mắc ung thư vú. Chúng giúp tôi nhận ra bản thân cần phải tập trung vào những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình”.

2/3 bệnh nhân mắc ung thư là do yếu tố gia đình: Nếu người thân có 5 thói quen xấu này, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao

Sự hình thành khái niệm “ung thư gia đình” chủ yếu do thói quen sinh hoạt của các thành viên trong cùng một gia đình thường giống nhau. Một trong số đó có thói quen xấu gây bệnh ung thư thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên khác.

TIN MỚI NHẤT