Uống nước tía tô vào buổi sáng có tác dụng gì, vì sao được người Nhật xem đây là ‘lá hồi sinh’?

Sống khỏe 04/07/2024 05:00

Tại sao không phải là trưa hay chiều mà lại sáng sớm? Một bí mật được chuyên gia tiết lộ khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tía tô là loài thân thảo, có vị hơi cay nồng, rễ có màu trắng. Nó thích hợp với nhiều loại đất, ưa ánh sáng và độ ẩm.

Những công dụng bất ngờ của nước tía tô đối với sức khỏe

Chống ngộ độc thức ăn

Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể. Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.

Uống nước tía tô vào buổi sáng có tác dụng gì, vì sao được người Nhật xem đây là ‘lá hồi sinh’? - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Chống oxy hóa cho cơ thể

Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.

Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa

Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.

Tác dụng chữa bệnh xương khớp và gout bằng lá tía tô

Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout. Ngoài ra, uống nước lá tía tô sẽ giúp giảm đau và giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như một số bệnh xương khớp khác gây ra cho cơ thể bạn.

Điều trị các chứng bệnh về dạ dày

2 hoạt chất có tên là glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn gặp tổn thương về dạ dày.

Uống nước tía tô vào buổi sáng có tác dụng gì, vì sao được người Nhật xem đây là ‘lá hồi sinh’? - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Khả năng điều trị hen suyễn

Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Chỉ sau vài tuần uống nước lá tía tô, vấn đề về hen suyễn đã suy giảm đáng kể trên những bệnh nhân tham gia điều trị.

Vậy tại sao nên uống nước tía tô buổi sáng?

Chia sẻ trên Phụ nữ và Pháp Luật: BSCK chuyên khoa 2 Nguyễn Thu Thủy, trưởng khoa Y học cổ truyền (BV Đa khoa Đức Giang) cho biết, tía tô vừa là rau ăn, vừa là dược liệu có nhiều công dụng với sức khỏe. Tại Nhật Bản, tía tô có giá đắt đỏ và được ví là “lá hồi sinh”. Theo bác sĩ Thủy, không phải ngẫu nhiên lá tía tô được ví von như vậy, nếu biết cách sử dụng loại lá này không khác gì “tiên dược” với sức khỏe.

Trong cuộc sống hàng ngày, đa số mọi người dùng lá tía tô để kết hợp nấu ăn, hoặc khi cảm cúm vò ra uống nhằm giải cảm, hạ sốt. Bác sĩ Thu Thủy cho rằng, để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chúng ta nên dùng lá tía tô thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng.

Theo hướng dẫn của bác sĩ Thủy, chế biến nước tía tô không mất thời gian và cầu kỳ. Mọi người chỉ cần lấy khoảng một nắm lá nhỏ rửa sạch, thêm chút đường phèn và 3 lát gừng (có thể cho sau) rồi đun sôi, uống khi còn ấm. “Nước lá tía tô uống trước ăn hoặc sau ăn sáng đều được. Tốt nhất nên uống trước ăn để giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn”, bác sĩ Thủy cho hay.

Với những người kiêng không dùng được mật ong, có thể chỉ đun nguyên lá tía tô uống cũng rất tốt. “Bản thân tôi đã uống lá tía tô nhiều năm nay để thanh lọc cơ thể, đồng thời phòng tránh ho, viêm họng”, bác sĩ Thủy chia sẻ.

Theo bác sĩ Thủy, tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Công dụng chung của lá tía tô là giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn. Còn việc uống vào buổi sáng sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch hầu họng, thanh lọc cơ thể. Đặc biệt, người đang bị viêm họng uống nước lá tía tô rất hiệu quả vì đây là loại lá chứa nhiều kháng sinh tự nhiên. Dù nước lá tía tô có thể uống hàng ngày, nhưng bác sĩ Thủy khuyến cáo không nên uống quá đặc và chỉ nên dùng một lần/ngày với khoảng 200-300ml.

Loại rau được ví như ‘nữ hoàng thực vật’ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ai cũng chế biến sai, dinh dưỡng ‘quý’ mất sạch, khi ăn chỉ còn bã

Trong y học cổ truyền, loại rau này được xem là ‘vua của các loại rau’ vì không chỉ mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn giúp trị được rất nhiều bệnh.

TIN MỚI NHẤT