Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết

Sống khỏe 04/05/2018 09:08

Theo nhịp sống hiện đại, thức khuya đang dần dần thành thói quen rất khó bỏ với nhiều người. Đặc biệt đối với những người làm công việc IT, nhà báo, thiết kế… Ẩn sau thói quen này là rất nhiều những tác hại có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, chẳng hạn thức khuya làm dễ chết tế bào não. Cùng Phụ Nữ và Gia Đình tìm hiểu ngay nhé!

Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 1

Thức khuya là thói quen khó bỏ với người làm công việc IT, lập trình web, nhà báo...

- Ảnh: Internet

Kết quả một nghiên cứu tại Đại Học Pennsylvania cho thấy việc ngủ không đủ giấc có thể giết chết tế bào não. Công trình này được đăng trên tạp chí Journal of Neuroscience, ngày 08 tháng Một 2014.

Một minh chứng có thể nhắc đến cho việc thức khuya nguy hiểm đến tính mạng đó là trường hợp chàng kỹ sư 24 tuổi tên Diêu, Trung Quốc liên tục làm việc vào ban đêm. Do áp lực cao, làm việc quá sức, cuối cùng, anh bị đột tử vì đầu óc quá căng thẳng, cơ thể không được nghỉ ngơi và quá kiệt sức.

Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 2
Thức khuya có ảnh hưởng xấu đến tế bào não -Ảnh: Internet

Tương tự, năm 2010, một bạn sinh viên của trường Đại học ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) tên là N.T.Đ bị đột tử do biến chứng về não, tim. Nguyên nhân do bạn thường xuyên thức khuya để chơi game mà không nghỉ ngơi.

1. Vì sao thức khuya làm dễ chết tế bào não?

Theo Quỹ giấc ngủ quốc gia Mỹ cho biết, với thời gian ngủ đảm bảo 7-9 tiếng mỗi đêm, não bộ sẽ có đủ thời gian để trải qua các giai đoạn của giấc ngủ và kết thúc ở giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh).

Giấc ngủ REM là thời điểm não bộ sẽ đồng thời tích cực hoạt động để giữ cho chúng ta ngủ ngon và giúp trí nhớ được củng cố, bổ sung năng lượng. Bởi vậy, với những người thường xuyên mất ngủ sẽ rất khó tập trung.

Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 3
Những người thường xuyên mất ngủ sẽ rất khó tập trung -Ảnh: Internet

Một nghiên cứu cho thấy, khi mất ngủ kéo dài vùng não bị tổn thương keo theo hậu quả các tế bào thần kinh ở vùng sản sinh năng lượng locus coeruleus (LC) sẽ dần dần chết đi.

Kết quả một nghiên cứu khác cũng cho thấy khi mất ngủ kéo dài, không có những tế bào sản sinh năng lượng sẽ khiến trong ngày tiếp theo cơ thể không thể hoạt động bình thường.

Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 4
Tình trạng thức khuya kéo dài khiến vùng não bị tổn thương -Ảnh: Internet

Đặc biệt, thiếu ngủ có thể gây teo vỏ não, nhất là ở người già ở độ tuổi trên 60 tuổi.

2. Thức khuya có tác hại gì?

Một số tác hại khi thức khuya:

  • Da nhanh bị lão hóa, chóng già
Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 5
Da nhanh lão lóa khi thường xuyên thức khuya -Ảnh: Internet

Thức khuya thường xuyên sẽ khiến làn da nhợt nhạt, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Vì sao vậy?

Trong khoảng thời gian 23h-4h, tế bào da được tái tạo nhanh gấp đôi, lượng collagen sản sinh nhiều hơn. Thật là uổng phí nếu bỏ lỡ "thời điểm vàng" cho sắc đẹp này phải không nào?

  • Suy giảm trí nhớ
Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 6

Thức khuya, ngủ muộn gây ảnh hưởng đến sự tập trung và suy giảm trí nhớ

-Ảnh: Internet

Người có thói quen thức khuya, ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung và có trí nhớ suy giảm cao gấp 5 lần bình thường. Gọi là hiện tượng “não cá vàng”.

  • Tâm lý mất cân bằng
Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 7
Thức khuya dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý -Ảnh: Internet

Thức khuya bị gì? Một tác hại của thức khuya phải kể đến đó là ảnh hưởng đến tâm lý. Vì sao vậy?

Vì não bộ không được nghỉ ngơi hợp lý phải làm việc quá tải nên dễ rơi vào trạng thái stress, dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, gặp ảo giác và hànhh xử thiếu kiềm chế.

  • Nguy cơ ung thư và vô sinh
Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 8

Nữ giới thức khuya, làm việc, sinh hoạt dưới ánh đèn có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao

-Ảnh: Internet

Chất melatonin là yếu tố miễn dịch có tính chất chống oxy hóa  được hình thành trong giấc ngủ. Thiếu hụt melatonin làm giảm khả năng sản sinh estrogen từ buồng trứng, tăng nguy cơ ung thư vú cũng như nguy cơ vô sinh.

  •  Nguy cơ béo phì
Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 9
Nguy cơ béo phì do thức khuya -Ảnh: Internet

Nếu bạn đang muốn biết: "Thức khuya có giảm cân không?" thì giải đáp là thói quen ngủ muộn sẽ kéo theo sự gia tăng chỉ số khối cơ thể BMI.

Ngay cả khi bạn ngủ đủ 8 tiếng nhưng thường xuyên thức khuya cũng thì cũng bị ảnh hưởng đến chỉ số cơ thể.  Quan trọng là giờ nào bạn đi ngủ chứ không phải số giờ ngủ được.

  • Làm tăng lượng đường trong máu

Những người thường xuyên thức khuya sẽ bị đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể và dễ có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và đái tháo đường type 2.

Thức khuya không giết chết người ngay lập tức. Tuy nhiên, nó có thể gây ra cái chết từ từ khi đến thời điểm đã đạt giới hạn cho phép của cơ thể.

Thức khuya làm dễ chết tế bào não – “cái chết từ từ” không phải ai cũng biết - Ảnh 10
Việc thức khuya có thể gây ra cái chết từ từ -Ảnh: Internet

Vậy là bạn đã có thể nắm được vì sao thức khuya làm dễ chết tế bào não và một loạt các tác hại của việc thức khuya. Có thể thấy, giấc ngủ rất quan trọng. Chúng ta sẽ xuống dốc không phanh đến tận cửa tử khi thiếu ngủ.  Do đó, bạn nên lưu ý ngủ trước 23h đêm.

Hãy “ngủ như gà” và đừng là “cú đêm” nhé! 

Cú đêm ơi, đừng thức khuya nữa vì nó có thể khiến bạn béo phì đấy

Đã bao lần bạn tự hứa với bản thân: "Hôm nay mình sẽ đi ngủ sớm", và rồi kết quả là lướt điện thoại đến 2 giờ đêm mới đi ngủ.

TIN MỚI NHẤT