Khi dỗ con ngủ mẹ nhớ tránh xa những việc này kẻo gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và chiều cao của con trẻ

Nuôi dạy con 06/09/2021 08:50

Đối với những ông bố, bà mẹ có con lần đầu tiên thì việc dỗ trẻ ngủ không phải là điều dễ dàng. Có nhiều người còn học theo cách của người xưa để ru cho bé vào giấc, tuy nhiên một số quan niệm xưa đã không còn phù hợp với trẻ ngày nay. Vì vậy, những ai đang hoặc chuẩn bị đón con đầu lòng thì hãy nhớ những việc này nhé.

Bế con ngủ lâu

Một số cha mẹ nghĩ rằng đặt con vào giường sẽ khiến con quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ nên ôm con ngủ, nhưng ôm con ngủ dường như không giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ nhanh, mà ôm trẻ lâu còn làm tổn thương cột sống của trẻ.

Vì trẻ còn rất nhỏ và cột sống chưa phát triển tốt nên việc bế ẵm trên tay trong thời gian dài sẽ khiến cột sống bị cong, không có lợi cho sức khỏe của cột sống. Khi trẻ lớn lên, cột sống sẽ bị cong, vì vậy, tốt nhất không nên vừa bế trẻ vừa dỗ trẻ ngủ. Bạn có thể cho trẻ ngủ bên cạnh để tạo cho trẻ cảm giác an toàn và khiến trẻ chìm vào giấc ngủ một cách yên bình.

Khi dỗ con ngủ mẹ nhớ tránh xa những việc này kẻo gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và chiều cao của con trẻ - Ảnh 1
Mẹ không nên bế con quá lâu khi ngủ (Ảnh minh họa: Internet)

Hễ bé trở mình là dỗ bé ngay

Bố mẹ thường có thói quen đó là… quá lo lắng cho con. Điển hình trong việc ngủ, nếu thấy con đang ngủ nhưng bé đột nhiên cử động, ọ ọe… thì bố mẹ lập tức dỗ con, ru con hay vỗ vỗ nhẹ vào người bé với hy vọng bé nhanh chóng trở lại giấc ngủ. Thật ra, cách làm này sẽ gây hại cho bé hơn là lợi.

Bởi như bố mẹ biết, về cơ bản, trẻ có giai đoạn ngủ sâu và giai đoạn ngủ lơ mơ. Ở giai đoạn lơ mơ, trẻ sẽ ngọ ngoạy hoặc cử động tay chân, và rất dễ thức giấc. Vì thế mà khi bố mẹ thấy con cử động mà dỗ dành thì vô tình, bố mẹ đã đánh thức con dậy rồi. Thói quen này về lâu dài không tốt cho sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ.

Rung lắc để trẻ ngủ

Không ít bà mẹ có thói quen ôm con vào lòng và đu đưa để con dễ ngủ. Khi Nếu bạn chỉ rung lắc trong thời gian ngắn sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi trẻ ngủ, trẻ thường sẽ giật mình và có thể lại khóc, một số cha mẹ sẽ bế và lắc cho đến khi trẻ đi vào giấc ngủ sâu. Thế những, rung lắc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đầu của bé ở một mức độ nhất định, có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của bé, trường hợp nặng sẽ khiến bé bị rung lắc ở trẻ sơ sinh, vì vậy khi dỗ con ngủ bạn chỉ nên vỗ nhẹ nhẹ vào người con cho đến khi nào con đã chìm vào giấc ngủ.

Những triệu chứng COVID-19 phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em

Trẻ em vẫn là đối tượng bị lây COVID-19 trong đại dịch này. Tuy nhiên tiên lượng của các cháu có phần khả quan hơn.

TIN MỚI NHẤT