Đẻ mổ ăn được bánh gì thì tốt cho bà bầu?

Nuôi dạy con 15/03/2020 15:28

Sau khi đẻ mổ, sức khỏe của mẹ bầu bị suy giảm. Vì thế, chị em luôn thắc mắc rằng đẻ mổ ăn được bánh gì và những thực phẩm gì thì tốt cho cơ thể?

Nội dung bài viết

Đẻ mổ ăn được bánh gì là vấn đề được nhiều chị em sau khi sinh con quan tâm. Vì chế độ ăn uống sau khi sinh rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Để biết được phụ nữ đẻ mổ ăn được những loại bánh gì và chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

De mo an duoc banh gi 1
Đẻ mổ ăn được bánh gì? - Ảnh minh họa: Internet

Thực đơn cho mẹ sinh mổ

Người mẹ phải trải qua cuộc phẫu thuật khoảng 1 tiếng đồng hồ khi sinh mổ. Sinh mổ khiến người mẹ tổn hại về sức khỏe hơn sinh thường và phải mất nhiều thời gian để hồi phục. Thông thường, những người mẹ phải mất hơn 1 tuần để vết mổ lành và phải mất khoảng 2 tháng sau thì mới lành sẹo. Trong khi đó, người mẹ phải trải qua cảm giác đau ở vết mổ đôi khi xuất hiện khoảng 1 năm.

Biết những rắc rối mà chị em phải chịu, bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn biết thực đơn 1 tuần cho mẹ sau sinh. Thực đơn này không những giúp bạn mau lành vết thương mà còn giúp bạn bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

De mo an duoc banh gi 2
Thực đơn cho mẹ sinh mổ - Ảnh minh họa: Internet

Thực đơn cho thứ hai

  • Buổi sáng: cháo thịt, quả lựu.
  • Buổi trưa: Thịt viên nấu canh, cá kho tộ, rau cải luộc, trái cây.
  • Buổi chiều: Thịt kho tàu, canh bí đao, cơm trắng, táo, sữa đậu nành.

Thực đơn cho thứ ba

  • Buổi sáng: Cháo gà, sữa tươi.
  • Buổi trưa: Cơm trắng, thịt gà luộc, canh khoai nấu thịt, trái cây tươi.
  • Buổi chiều: Cá chép kho, canh rau ngót nấu thịt, thịt bò xào rau bí, 1 miếng đu đủ chín, sữa tươi.

Thực đơn cho thứ tư

  • Buổi sáng: Bún bò, sữa tươi.
  • Buổi trưa: Canh tôm nõn nấu đậu bắp, rau lang luộc, cơm trắng, khoai tây, sữa tươi.
  • Buổi chiều: Canh bồ câu hầm hạt sen, tôm luộc, rau cải luộc, trái cây.

Thực đơn cho thứ năm

  • Buổi sáng: Ngũ cốc, mì xào ý.
  • Buổi trưa: Thịt vịt luộc, canh cá chép nấu, củ cải luộc, sữa tươi.
  • Buổi chiều: Chân giò hầm, canh mướp nấu, măng tây xào, cơm trắng, 1 quả táo.

Thực đơn cho thứ sáu

  • Buổi sáng: Bún gà, quả táo, ly sữa tươi.
  • Buổi trưa: Thịt chân giò luộc, thịt bò hầm, canh rau ngót,trứng vịt lộn, táo xanh.
  • Buổi chiều: Sườn xào chua ngọt, canh nấm nấu rau, cơm trắng, 1 quả chuối.

Thực đơn cho thứ bảy

  • Buổi sáng: Cháo đậu xanh, trái cây ép.
  • Buổi trưa: sung om thịt ba chỉ, canh cua nấu rau đay, cơm trắng, su su xào.
  • Buổi chiều: Thịt gà luộc, canh bí nấu thịt, đỗ xanh luộc, cơm trắng, miếng dưa lưới.

Thực đơn cho chủ nhật

  • Buổi sáng: Cháo trứng, sữa tươi.
  • Buổi trưa: Thịt bò xào, đậu bắp luộc, cá hồi hấp, cơm trắng.
  • Buổi chiều:  Thịt gà luộc, canh bí nấu thịt, đỗ xanh luộc, cơm trắng, 1 miếng dưa lưới, nước ép trái cây.

Phụ nữ sinh mổ ăn được những gì

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp mẹ làm lành vết thương sau khi sinh mổ cũng như tái tạo da non làm liền vết mổ.

De mo an duoc banh gi 3
Chế độ dinh dưỡng quan trọng với mẹ sau sinh mổ - Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với chị em sau khi sinh như:

- Làm lành vết thương lành và chóng hồi phục lại sức khỏe: Các khoáng chất và vitamin có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình liền vết mổ, tái tạo da non làm liền vết mổ.

- Sữa về nhanh và nhiều: các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ giúp mẹ nhanh về sữa.

Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ sau sinh nên ăn để bồi dưỡng sức khỏe:

- Bổ sung thực phẩm có hàm lượng sắt cao như bí đỏ, lòng đỏ trứng, chuối, các loại hạt nhân.

- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như thịt bò, thịt lợn, pho mát. Những món ăn này sẽ cung cấp protein cho cơ thể mẹ.

- Các thực phẩm có chứa vitamin e, lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, các loại dầu thực vật như bông cải xanh, rau bina,…

- Những món ăn giúp mẹ tăng sữa cho bé như cháo thịt bò, cháo móng giò, canh đu đủ.

Các mẹ có thể uống thêm sữa và nước ép trái cây để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Phụ nữ đẻ mổ ăn được bánh gì?

Bánh là một món ăn khá khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ, trong đó có mẹ đẻ. Vậy phụ nữ sinh mổ ăn được bánh gì? Dưới đây là danh sách các loại bánh mà mẹ đẻ sinh mổ có thể ăn được:

Bánh chưng

De mo an duoc banh gi 4
Bánh chưng rất giàu dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Với những chị em có thai hoặc sau sinh thì ăn bánh chưng rất tốt cho sức khỏe vì bánh chưng rất giàu dinh dưỡng. Nhưng bạn cũng nên hạn chế ăn bánh chưng nhiều vì nó có thể gây khó tiêu, đầy hơi.

Bánh gạo lứt

De mo an duoc banh gi 5
Bánh gạo lứt giàu vitamin B1 - Ảnh minh họa: Internet

Trong giai đoạn đầu sau khi sinh, các mẹ nên ăn gạo lứt để cung cấp calo cho cơ thể. Bánh gạo lứt rất giàu vitamin B1 và calo, giúp mẹ kích thích sản xuất sữa cho mẹ bú.

Bánh mì thường

De mo an duoc banh gi 6
Bánh mì tốt cho mẹ sinh mổ - Ảnh minh họa: Internet

Bánh mì có thể cung cấp nhiều protein và glucid cho cơ thể người mẹ. Bánh mì giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và trị táo bón.

Với những thông tin trên, chắc chắn bạn đã biết được phụ nữ đẻ mổ ăn được bánh gì rồi phải không. Bạn hãy chọn những loại bánh và thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và calo để phục hồi sức khỏe sau sinh và cung cấp nguồn sữa mát, bổ dưỡng cho bé.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

Liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ, cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất khác để bé phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý, có nhiều món ăn phù hợp với bé, nhưng cũng các loại thức ăn chưa nên cho bé ăn trong giai đoạn này. Vậy trẻ 8 tháng tuổi ăn được những gì và cần tránh những gì?

TIN MỚI NHẤT