Có bầu cạo gió được không, có nguy hiểm không?

Nuôi dạy con 05/08/2020 11:34

Có bầu cạo gió được không? Trong trường hợp nào và với đối tượng nào nên cạo gió? Những nguy hiểm nào mẹ bầu có thể gặp phải khi cạo gió?

Nội dung bài viết

Trong đời thường, nhiều người thường hay cạo gió để chữa trị các triệu chứng cảm và trúng gió. Đây là phương pháp đơn giản, thuận tiện và mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, có bầu cạo gió được không còn là vấn đề mà rất nhiều chị em mang bầu thắc mắc. Hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Có bầu cạo gió được không?

co bau cao gio duoc khong 1
Có bầu cạo gió được không? - Ảnh minh họa: Internet

Cạo gió có thể có ích với rất nhiều người khi họ bị các triệu chứng như cảm hay trúng gió. Tuy nhiên, đối với bà bầu và trẻ nhỏ, tuyệt đối không được cạo gió.

Trúng gió là triệu chứng gì?

Theo Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió...hay gặp khi trời lạnh. Lúc này, không khí lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông và đường hô hấp. Gây ra những triệu chứng phụ như đau đầu, sổ mũi, ho cùng với đau nhức khớp xương, mỏi, người bệnh thậm chí có thể bị sốt.

Trong những trường hợp bị trúng gió nghiêm trọng, người bệnh có thể bị méo miệng, vẹo cổ cấp, gây nên tình trạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não…

Đối tượng dễ gặp phải tình trạng trúng gió

Từ thực tế cho thấy, đối tượng có khả năng bị trúng gió nhiều nhất là lứa tuổi trung niên và người già. Tuy nhiên, ở lứa tuổi thanh niên cũng không nên quá chủ quan, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, không thường xuyên tập luyện, phụ nữ mang thai…

co bau cao gio duoc khong 2
Sử dụng phương pháp cạo gió với người có thể chất bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Đối với những người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp hay xơ vữa động mạch thường có nguy cơ bị trúng gió cao hơn so với những người có sức đề kháng tốt.

Phương pháp cạo gió trong Đông y

Theo Đông y, phương pháp cạo gió có tác dụng làm nóng cơ thể đồng thời kích thích huyệt đạo. Có thể sử dụng để trị những triệu chứng như trúng gió hay cảm lạnh đã nêu bên trên. Ở phương pháp này, người bệnh sẽ được cạo gió dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai. Sau đó sẽ được cạo hết phần vai, dọc theo hai bên cột sống rồi tỏa ra theo hai bên mạng sườn kín hết lưng.

co bau cao gio duoc khong 3
Phương pháp cạo gió - Ảnh minh họa: Internet

Những công dụng của việc cạo gió đối với cảm lạnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng phương pháp này đối với phụ nữ mang thai. Những tác động trên cơ thể do cạo gió mang đến gây kích ứng quá mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách làm nóng cơ thể cho mẹ bầu bị cảm

Bà bầu cạo gió có được không? Các mẹ bầu không nên sử dụng phương pháp cạo gió. Thay vào đó, người mẹ có thể làm nóng cơ thể bằng cách xoa dầu và xoa bóp nhẹ nhàng. Các mẹ lưu ý, khi dùng lực mạnh để cạo gió sẽ làm tăng khả năng vỡ các mạch máu, gây xuất hiện dưới da, điều này thực sự không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

co bau cao gio duoc khong 4
Mẹ bầu dùng cao dán thay cạo gió khi cảm lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ bầu cũng có thể dùng cao dán theo chỉ định của bác sĩ để dán tại những chỗ bị đau, phương pháp này sẽ không gây ảnh hưởng đến bé yêu. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu cảm nặng, người nhà nên đưa ngay đến những cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Những đối tượng khác không được sử dụng phương pháp cạo gió

co bau cao gio duoc khong 5
Không sử dụng phương pháp cạo gió với trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian đã được sử dụng từ xa xưa và nó cũng có những tác dụng nhất định trong việc chữa trị các triệu chứng cảm lạnh, trúng gió. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này cũng như phải tiến hành đúng cách để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc. Bên cạnh bà bầu, dưới đây là những đối tượng không được sử dụng phương pháp cạo gió:

  • Trẻ em: Da của trẻ rất mềm mỏng, khí huyết yếu nên không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió.
  • Người bị bệnh tim, cao huyết áp.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp cạo gió

co bau cao gio duoc khong 6
Những lưu ý khi dùng phương pháp cạo gió - Ảnh minh họa: Internet
  • Nên cạo gió trong không gian kín, tránh gió lùa.
  • Không sử dụng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió. Những vật dụng này sẽ làm tổn thương da, gây ra nguy cơ nhiễm trùng và mắc một số bệnh lây lan qua đường máu.
  • Khi cạo gió chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng, không cần thiết cạo đến khi đỏ bầm.
  • Không nên cạo gió vùng cơ cổ.
  • Sau khi cạo gió, người bệnh nên giữ ấm cơ thể.
  • Phương pháp cạo gió chỉ hữu ích trong trường hợp bị cảm lạnh, nhiễm lạnh do thời tiết. Nếu là triệu chứng suy nhược do bệnh lý, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có bầu cạo gió được không hay bầu cạo gió được không? Khi đọc đến hết bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Hãy lưu ý ngay những thông tin của bài viết để giữ gìn cho sức khỏe của mẹ bầu và những người thân yêu trong gia đình.

Giải đáp: Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không?

Bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không là thắc mắc lớn của chị em khi lựa chọn sữa bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

TIN MỚI NHẤT