Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc: Mẹ khỏe, con no nê

Nuôi dạy con 12/12/2019 15:34

Bé sơ sinh bị sặc là một hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý ghi nhớ các cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Tình mẫu tử thiêng liêng được mẹ dành trọn cho con qua dòng sữa ấm nóng, ngọt ngào. Nuôi con bằng sữa mẹ vừa gắn kết cho tình cảm mẹ con, lại vừa tốt cho sức khỏe và đề kháng của em bé. Tuy nhiên, hiện tượng bé sặc sữa có lẽ không còn quá xa lạ đối với các bà mẹ nuôi con nhỏ. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức và ghi nhớ cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc để khỏe cả mẹ cả con nhé!

Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 1
Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc: mẹ khỏe - con no nê - Ảnh minh họa: Internet

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc?

Bé nôn trớ là một hiện tượng quá quen thuộc trong những ngày tháng đầu vừa được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bú mẹ hay bị sặc mà mẹ cần để ý:

  • Có thể do mẹ sữa nhiều quá hoặc núm vú của bình sữa quá to, sữa chảy với tốc độ quá mạnh nên trẻ nuốt không kịp.
  • Các bé vừa sinh chưa kiểm soát được ăn ngủ nên sẽ dẫn đến việc vừa ăn vừa ngủ. Đó chính là lý do khiến trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa. 
  • Bé tầm 2 - 3 tháng tuổi đã biết nghe người lớn nói chuyện. Chính vì thế, nếu mẹ vừa cho con ti, lại vừa nói hoặc trêu chọc cho trẻ cười thì cũng gây sặc.
  • Trẻ sơ sinh có hệ thống đường ruột thẳng, nếu vừa bú xong mà đặt bé nằm xuống ngay hoặc thay áo, thay bỉm cho con thì sữa rất dễ trào lại lên miệng. Nếu không cẩn thận thì sặc sữa là điều hoàn toàn dễ hiểu. 
Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 2
Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị sặc sữa - Ảnh minh họa: Internet

Bé sặc hay nôn trớ là một việc, còn vấn đề khác nan giải hơn là sữa tràn vào khí quản dẫn đến việc khó thở và dễ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ phải thật sự lưu ý ghi nhớ cách cho bé bú để không bị sặc.

Làm cách nào để con bú không bị sặc?

Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc có lẽ là một trong những câu hỏi lớn nhất đối với các bà mẹ bỉm sữa. Dưới đây sẽ là một số kiến thức mẹ nên ghi nhớ để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của con

Cho con bú đúng tư thế

Nên cho bé nằm gọn trong lòng và nghiêng từ 30 - 40 độ so với mẹ. Với bé sơ sinh thì không nên cho con bú theo tư thế nằm sẽ dễ gây nên tình trạng sặc sữa. Nếu cho bé bú bình buộc phải cho bé nằm thì mẹ hãy sắm những chiếc gối chống trào ngược, đầu phải cao hơn chân để con cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất có thể.

Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 3
Cho bé nằm bú đúng tư thế - Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát tốc độ ti của con

Nếu bầu sữa mẹ đang quá căng thì hãy áp dụng cách ngăn sữa khi cho con bú là dùng ngón tay kẹp nhẹ vào đầu nhũ hoa để ngăn chặn dòng chảy quá nhanh và quá mạnh của các tia sữa. Nếu mẹ cho con ti bình thì phải lựa chọn các loại núm phù hợp với độ tuổi. Khi các con đói thì thường nút rất nhanh và mạnh, vì vậy mẹ phải kiểm soát đường đi và tốc độ của tia sữa để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của con. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bình sữa thiết kế vô cùng hiện đại và thuận lợi vì có khóa van tự động để mẹ thoải mái lựa chọn cho con.

Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 4
Mẹ nhớ kiểm soát tốc độ ti sữa của con - Ảnh minh họa: Internet

Lựa chọn thời điểm thích hợp để cho con bú

  • Một trong những cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc là mẹ hãy lưu ý chọn thời điểm thích hợp. Mỗi cữ ăn bú, mẹ nên cho con ti tầm 20 -30 phút sau đó dừng tầm 2 -3 tiếng rồi mới cho con bú lại. Không để bé rơi vào tình trạng quá đói rồi mới cho con ti vì lúc này bé sẽ siết ti mạnh hơn, nhanh hơn rất dễ dẫn đến hiện tượng sặc hoặc nôn trớ. 
  • Khi bé đang khóc hoặc đang cười thì mẹ dừng ngay không để bé ti nữa.
  • Đối với bé sinh non, mẹ bắt buộc phải thao tác từ từ, càng chậm càng tốt để hạn chế tối đa hiện tượng bé sặc sữa.
  • Nếu bé đã ti đủ no thì mẹ không nên ép bé ti thêm. Sữa mẹ đảm bảo cho bé chất dinh dưỡng nên không nhất thiết phải cố cho bé ăn nhiều và ăn liên tục.
  • Khi nhận thấy bé đã ngủ thì nên rút ti ra, tránh để sữa đọng trong miệng bé sẽ dẫn đến sặc sữa ngay lập tức.
Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 4
Không nên cho bé ti khi bé đang ngủ, khóc, cười,... - Ảnh minh họa: Internet

Thực hiện thao tác xả khí trong dạ dày khi bé bú xong

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có cấu tạo đường ruột thẳng, vì vậy khi cho bé ti xong, mẹ không nên vội vàng rời đi ngay mà nên bế cố định bé một lúc. Hoặc có thể dựng bé lên, đặt nhẹ đầu bé vào trong ngực mẹ và nhẹ nhàng vỗ để toàn bộ phần khí trong dạ dày thoát ra ngoài. Luôn luôn đặt đầu bé cao hơn chân, tốt nhất là dùng những chiếc gối chống trào chuyên dụng để cố định tư thế nằm của bé.

>>> Xem thêm:

- Tất tần tật kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình hiệu quả

- Cho trẻ bú bình đúng cách đề phòng nguy cơ sặc sữa, mẹ cần biết những kỹ thuật này

Cach cho tre so sinh bu khong bi sac 5
Thực hiện thao tác thoát khí trong dạ dày bé - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ sơ sinh bú hay bị sặc có sao không? Đó có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người hoang mang khi lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên các mẹ đừng lo lắng vì một phần là do cấu tạo hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, hoặc cũng có thể là do mình chưa thực hiện đúng các thao tác khi cho con ăn. Chính vì thế, mẹ hãy ghi nhớ những cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc ở trên để dễ dàng hơn trong quá trình nuôi con, chăm con ở những ngày đầu nhé. 

Bé khó ngủ thiếu chất gì và cách khắc phục như thế nào

Bé khó ngủ, hay giật mình lúc ngủ thường xảy ra với trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Vậy bé khó ngủ thiếu chất gì và làm sao để bé có giấc ngủ sâu giấc? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

TIN MỚI NHẤT