Mùa mưa đến gần, dự án chống sạt lở trăm tỷ vẫn “án binh bất động”

Nhà đất 08/04/2019 06:00

Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa giai đoạn 2 trị giá hơn 204 tỷ nhiều lần bị người dân bán đảo Thanh Đa phản ánh về việc chậm tiến độ trong khi đang dính nhiều nghi vấn chủ đầu tư không minh bạch trong việc đấu thầu, còn nhà thầu trúng thầu không đủ năng lực thi công.

Theo tìm hiểu của PV, dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa trên sông Sài Gòn là một trong những dự án trọng điểm của TP. HCM. Trong năm 2001 ở khu vực quán Hoàng Ty 1 tại khu vực Thanh Đa này đã bị sạt lở khiến 2 người chết và 3 người bị thương. Tiếp đến, năm 2002 tình hình sạt lở vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp khiến nhiều tài sản của người dân và kho tang vật của Công an quận Bình Thạnh bị cuốn xuống sông.

Mùa mưa đến gần, dự án chống sạt lở trăm tỷ vẫn “án binh bất động” - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

 

Cần sớm có câu trả lời cho vấn đề vì sao đến nay Dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa trên sông Sài Gòn vẫn chưa hoàn thành?

Đến năm 2003, tình hình sạt lở tại khu vực bán đảo Thanh Đa trở nên đặc biệt nghiêm trọng, cuốn trôi 3 căn nhà cùng hàng ngàn mét vuông đất của người dân.

 

Trước việc bán đảo Thanh Đa bị sạt lở gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản, đất đai của người dân, ngày 4/8/2003, UBND TP HCM đã ra Văn bản số 3702/UB-ĐT về việc thực hiện nghiên cứu dự án phòng chống sạt lở bờ sông Sài Gòn tại khu vực bán đảo Thanh Đa. Theo đó, UBND TP giao Sở GTVT tổ chức nghiên cứu tổng thể về tình hình sạt lở để đề xuất. Đến ngày 5/6/2006, UBND TP HCM tiếp tục có văn bản chấp thuận chủ trương tách dự án chống sạt lở bán đảo Thanh Đa thành 7 tiểu dự án.

Theo đó, dự án được chia thành nhiều đoạn, giai đoạn 1 đã hoàn thành, giai đoạn 2 (từ sông Sài Gòn đến khu vực khách sạn Sài Gòn Domine) tại phường 27 và 28, quận Bình Thạnh có tổng giá trị 204,4 tỷ đồng vẫn đang ì ạch thi công.

Mùa mưa đến gần, dự án chống sạt lở trăm tỷ vẫn “án binh bất động” - Ảnh 2

Nhiều thông tin cho rằng có dấu hiệu "Thông thầu" trong dự án này vì nhà thầu không đủ năng lực vẫn được tham gia và trúng thầu. 

Sau khi được UBND TP. HCM chấp thuận đầu tư dự án Khu quản lý đường thuỷ nội địa đã tiến hành tổ chức đấu thầu nhằm tìm ra nhà thầu có năng lực thực hiện. Đơn vị trúng đấu thầu dự án này là Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh ở TP. Biên Hoà, Đồng Nai. 

Mùa mưa đến gần, dự án chống sạt lở trăm tỷ vẫn “án binh bất động” - Ảnh 3

Mùa mưa đến gần, dự án chống sạt lở trăm tỷ vẫn “án binh bất động” - Ảnh 4

Chủ đầu tư dự án nói chậm tiến độ bởi vì công tác giải phóng mặt bằng? 

Nhưng đến nay, dự án này thi vẫn chưa hoàn công và giai đoạn 2 vẫn đang ì ạch. Trong đơn kêu cứu gửi đến báo Tiền Phong nhiều đơn vị tham gia đấu thầu tố cáo việc các đơn vị đã “thông thầu”, vì lợi ích nhóm nên chọn nhà thầu không đủ năng lực khiến quá trình thi công trì trệ đến nay dự án vẫn chưa thể xong khi lại một mùa mưa đang đến.

Theo đó, các công ty này cho rằng Công ty Anh Vinh dù không đủ điều kiện nhưng vẫn được tham gia và trúng thầu. Theo phản ánh, Công ty Anh Vinh không đủ các điều kiện như dự thầu khi phải có 4 xà lan, 4 cặp máy đóng kè, thi công các công trình tương tự có giá trị tương đương 70% tổng giá trị gói thầu... khiến tiến độ thi công bị ảnh hưởng, chậm trễ.

Trao đổi với Tiền Phong về dự án trễ hẹn 2 năm nay, đại diện Công ty Anh Vinh cho rằng do vướng giải phóng mặt bằng nên chưa thể triển khai xong dự án. “Hiện quận Bình Thạnh mới giao cho công ty 40% mặt bằng, chứ Quận Bình Thạnh bàn giao mặt bằng bằng đến đâu là chúng tôi thực hiện đến đó và hoàn thành trước thời hạn bàn giao. Về tiến độ đến hiện tại dự án đã vượt 120%.”- đại diện công ty nói đồng thời bác bỏ thông tin không đủ năng lực khi tham gia đấu thầu dự án trăm tỷ này. 

Trao đổi với Tiền Phong, ông Phan Công Bằng, Giám đốc Khu Quản lý đường thuỷ nội địa cho biết mình mới lên làm giám đốc nên phải nắm lại vụ việc. Theo ông Bằng do vướng mặt bằng chứ đấu thầu đúng quy định không có kiện tụng gì.

Sắp lên quận, giá đất 4 huyện tại Hà Nội đã "nhảy múa chóng mặt"

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù để đưa 4 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì lên quận vào năm 2020 đã khiến giá đất tại 4 huyện này tăng bất thường.

TIN MỚI NHẤT