Hà Nội lập đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng

Nhà đất 25/10/2019 12:29

HĐND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 72/QĐ-HĐND thành lập Đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng trên địa bàn TP. Hà Nội.

Đợt giám sát nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn, bao gồm: công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch.

Làm rõ kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất các biện pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch xây dựng nông thôn của TP.

Cụ thể, HĐND TP sẽ giám sát công tác quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn TP giai đoạn 2008-2019, dự kiến giám sát đối với UBND TP, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, UBND các huyện, thị xã.

Đoàn giám sát do bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP làm trưởng đoàn.

Hà Nội lập đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật về quy hoạch xây dựng - Ảnh 1

Quy hoạch bất cập đã khiến quá trình phát triển đô thị của Hà Nội sinh ra nhiều hệ lụy. 

Theo thống kê, mỗi năm, dân số Hà Nội tăng thêm khoảng 200.000 người, trong khi đó, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ chỉ tăng khoảng 3%/năm, quỹ đất dành cho giao thông tăng chưa đến 1%/năm. Trong khi đó, số lượng phương tiện cá nhân gia tăng chóng mặt và đa số di chuyển đều hướng đến hoặc xuyên qua khu vực lõi đô thị, nơi mà diện tích đất dành cho giao thông rất hạn chế.

Đường sá chưa đáp ứng được lưu lượng phương tiện, cùng với việc mất cân đối trong quy hoạch hạ tầng giao thông, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông mới đạt 8,65% diện tích đất đô thị. Điều này khiến Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng thiếu hạ tầng giao thông. Tình trạng ùn tắc, thiếu điểm đỗ… vẫn đang là vấn đề nan giải.

Các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thực trạng này đó là quy hoạch giao thông không đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất. TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng, giữa giao thông và quy hoạch luôn có sự kết hợp chặt chẽ. Hà Nội có đồ án Quy hoạch chung xây dựng từ tháng 4/2011 nhưng phải đến tháng 3/2016 mới phê duyệt Quy hoạch GTVT. Ngay từ khâu làm quy hoạch đã bất cập như vậy nên đương nhiên quá trình phát triển đô thị của Hà Nội sinh ra nhiều hệ lụy.

Cũng theo ông Đào Ngọc Nghiêm, Hà Nội có quy hoạch 30 năm nhưng thậm chí chưa có sự gắn kết giữa quy hoạch phát triển không gian với kết cấu hạ tầng, đặc biệt là quy hoạch mạng lưới giao thông. Khu đô thị thường do tư nhân đầu tư, giao thông lại do Nhà nước đảm nhận. Do nguồn vốn khó khăn nên hiện TP vẫn chưa thực hiện được đồng thời. Điều này dẫn tới nhiều bất cập.

Đơn cử, tuyến đường Lê Văn Lương dự kiến mở rộng từ năm 2003 nhằm kết nối với hai tuyến đường vành đai để giảm tải giao thông tại khu vực này nhưng việc bố trí ngân sách rất chậm. Trong khi đó, do thiếu chính sách quản lý, từ 2011 đến nay có trên 20 dự án cao tầng được xây dựng, dẫn tới những ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn… Như vậy để thấy rằng, bất cập giữa quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt là thiếu nguồn lực để làm hạ tầng kỹ thuật khung.

 

Sớm bố trí nguồn vốn cho vay mua nhà ở xã hội

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, thời gian qua, NHNN đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn về cho vay, chỉ định 4 NH thương mại nhà nước tham gia chương trình, quyết định về lãi suất cho vay.

TIN MỚI NHẤT