Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực”

Ngắm con yêu mỗi ngày 11/04/2018 14:00

Thế giới qua “lăng kính” trẻ nhỏ thật nhiều màu hồng và cũng đầy phiêu lưu. Cùng tìm hiểu xem thế giới qua đôi mắt của người lớn và trẻ em khác nhau “một trời một vực” tới mức nào nhé.

Khoa học đã chứng minh 11 tuổi là giai đoạn các bé bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh một cách đầy đủ và trọn vẹn không khác mấy so với người trưởng thành. Lúc này trẻ có thể đánh giá và tìm cách giải quyết vấn đề, thậm chí tự lập được kế hoạch tiếp theo. Thế nhưng, trái ngược lại, trẻ nhỏ dưới 11 tuổi lại có cái nhìn về cuộc sống xung quanh hoàn toàn khác, nếu không muốn nói là “dị biệt”. Bởi ở độ tuổi này, các bé chưa có đủ kinh nghiệm, vốn sống để hiểu hết được những gì đang diễn ra. Và thế giới ấy hiện ra qua “lăng kính” con nít thật nhiều màu hồng và cũng thật phiêu lưu khiến cho bất cứ ai cũng ước được một lần quay về tuổi thơ để được trải nghiệm cảm giác “thế giới ảo” ấy.

1. Trí tưởng tượng phong phú với chiếc hộp bay thần thánh

 

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 1

Cho đến một độ tuổi nhất định, trẻ nhỏ không thể phân biệt được giữa hình ảnh tưởng tượng và thực tế khác nhau như thế nào. Đó là lý do tại sao bé luôn khẳng định những gì bé nghĩ là đúng, là có thật. Và kể cả khi bé được nghe điều gì đó từ người khác thì bé cũng sẽ không mấy tin giống như cách người lớn vẫn tin. Các nhà khoa học cũng thực hiện nhiều bài kiểm tra và khẳng định trong nhận thức của trẻ nhỏ luôn tồn tại 2 mảng song hành đó là trí tưởng tượng và óc thực tế bởi trẻ vẫn chưa thể hiểu kiến thức nào là đúng và sai.

2. Khả năng tư duy trừu tượng với vị trí đặt mắt thần

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 2

 Nhà tâm lý học, Rudolph Schaffer, đã tiến hành một thí nghiệm về khả năng tư duy trừu tượng của trẻ. Trong đó ông yêu cầu hai nhóm trẻ là nhóm dưới 9 tuổi và nhóm 11 tuổi hãy tìm một vị trí trên cơ thể để đặt thêm một mắt vào. Câu trả lời là những đứa trẻ trong nhóm tuổi 9 tuổi chỉ vào trán đơn giản vì 2 mắt cũng ở vị trí gần đó. Còn nhóm trẻ 11 tuổi có thể suy nghĩ trừu tượng hơn nên đã đưa ra các lựa chọn khác nhau như đặt mắt vào lòng bàn tay bởi vì theo cách này trẻ có thể nhìn thấy từ phía sau.

3. Học ngoại ngữ với con nít dễ như ăn kẹo

 

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 3

Có một thực tế là trẻ nhỏ có thể học ngôn ngữ khá dễ dàng trong khi người lớn thì gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn một chút. Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky lý giải cho điều này là do trong bộ não của con người luôn có 1 khu vực giống như chiếc hộp công cụ giúp kết nối tất cả các quy tắc, cú pháp, cấu trúc câu từ của tất cả các loại ngôn ngữ. Hàng triệu tế bào não sẽ chịu trách nhiệm về phần nhận thức của trẻ và khả năng ngôn ngữ, xây dựng thành những khối hệ thống quản lý phức tạp. Những khối hệ thống này sẽ ngừng phát triển khi trẻ lên 10 tuổi. Đó là lý do tại sao càng nhiều tuổi, việc học ngôn ngữ mới lại càng trở nên khó nhằn hơn là so với trẻ nhỏ.

4. Vạn vật đều có thể tàng hình và biến mất mãi mãi

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 4

 Trong con mắt của bé, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, một vật luôn có khả năng tàng hình và sẽ biến mất mãi mãi. Nhà tâm lý học Jean Piaget đã phát triển một lý thuyết về sự trường tồn vĩnh cửu của các vật thể và chứng minh rằng nhận thức về sự tồn tại của một vật thể phụ thuộc vào chính độ tuổi của người nhìn. Với một đứa trẻ thì quả thực không thể hiểu hết được sự tồn tại của 1 vật khi mà trong mắt chúng đã tàng hình.

5. Độ rõ nét dưới con mắt của bé cũng khác nhau theo từng giai đoạn

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 5

Các nhà khoa học chỉ ra rằng trẻ sơ sinh không thể phân biệt khuôn mặt của những người mà bé tiếp xúc và mọi thứ qua đôi mắt của bé thường khá mờ nhạt do bé còn thiếu kĩ năng nhìn tập trung. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không thể phân biệt khuôn mặt của những người khác nhau, nhưng đến 9 tháng tuổi, trẻ có thể thích ứng và bắt đầu phân biệt khuôn mặt của những người quen và không quen. Đến khi trẻ 1 tuổi, mắt bé điều tiết để tập trung nhìn vào đối tượng nên nhìn mọi vật rõ nét và trung thực hơn.

6. Kĩ năng hoán đổi hình dạng hầu như bằng 0

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 6

 Đúng là như vậy. Hãy thử thực hiện 1 thí nghiệm nho nhỏ, đặt hai chiếc cốc có kích cỡ khác nhau ở trước mặt trẻ, sau đó từ từ đổ nước từ chiếc cốc cao vào chiếc cốc thấp, miệng rộng. Kết quả là trẻ sẽ chắc chắn rằng khối nước kia đang biến hình trở nên lớn hơn. Bởi trẻ tin rằng nếu hình dạng của chiếc cốc thay đổi những thứ bên trong nó cũng biến hình theo nó. Ý niệm này kéo dài cho đến khi trẻ bước sang 7 tuổi, còn trước đó, trẻ sẽ chỉ có thể tập trung vào 1 chiều, hoặc là chiều cao hoặc là chiều rộng mà thôi.

7. Khả năng vẽ bằng trí tưởng tượng

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 7

Các chức năng vận động thô của một đứa trẻ chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ nên trẻ không thể vẽ đẹp như người lớn, khả năng cầm bút trong khoảng thời gian dài cũng là điều không thể.Một bài thí nghiệm với khả năng vẽ bằng trí tưởng tượng như sau: Một nhóm các bé từ 5 đến 9 tuổi được giao nhiệm vụ vẽ một cái cốc. Điều đặc biệt là phần quai của chiếc đó đã được quay đi hướng khác để trẻ không nhìn thấy. Mặc dù vậy, nhưng khi xem bản vẽ thì các bé dưới 7 tuổi đã vẽ thêm quai cầm vào chiếc cốc, còn các bé trên 7 tuổi đã vẽ chiếc cốc mà không có tay cầm y như đề bài đưa ra và thực tế trông thấy.

Các nhà tâm lý học kết luận rằng đây là sự khác biệt chính giữa trẻ nhỏ và người lớn. Nếu người lớn được giao nhiệm vụ vẽ một vật thể mà họ nhìn thấy, họ sẽ vẽ nó một cách chính xác theo đúng những gì đã thấy, trong khi trẻ nhỏ lại vẽ thêm các yếu tố mà chúng không thể nhìn thấy nhưng chúng biết là nên có thêm yếu tố đó mới hợp lý.

8. Nhận thức về chuẩn mực đạo đức thay đổi theo thời gian

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 8

Sự hiểu biết về đạo đức của trẻ nhỏ khác với sự hiểu biết của người lớn. Người lớn sẽ biết hành động nào là tốt và xấu. Nhưng khi nói về đạo đức thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn nhiều khi nói với trẻ. Ban đầu, hành vi của trẻ nhỏ đều dựa trên ý niệm tránh bị phạt với những hành vi sai trái. Với trẻ lớn hơn thì hiểu rằng tiêu chuẩn đạo đức giống như một loại hành vi có thể được trao thưởng nếu làm tốt. Mỗi giai đoạn phát triển hình thành nên những ý niệm về hành vi đạo đức và theo dần chúng ta cho đến khi lớn lên.

Và một câu hỏi thú vị: "Điều gì tồi tệ hơn giữa việc cố tình làm vỡ 1 cái kính với việc vô tình làm vỡ 2 cái?". Đa số các bé lời rằng người làm vỡ nhiều kính hơn là người không tốt bởi vì họ làm vỡ tận 2 cái so với người chỉ làm vỡ có 1 cái.

9. Suy nghĩ của trẻ khác với sự thật

Thế giới hiện ra qua lăng kính của người lớn và trẻ nhỏ khác nhau đến “một trời một vực” - Ảnh 9

Một thí nghiệm mang tên Sally Anne đã làm rõ bản chất trong suy nghĩ của trẻ. Có 2 người lớn và 1 em bé 3 tuổi trong cùng 1 căn phòng. Người lớn thứ nhất đứng lên bước ra khỏi phòng, người lớn còn lại sẽ giấu món đồ chơi. Người thứ nhất quay lại căn phòng và hỏi em bé nên tìm món đồ chơi ở đâu và nhận được câu trả lời về vị trí ban đầu của món đồ chơi đó. Em bé cho rằng, mình nghĩ như thế này thì người khác cũng nghĩ y như thế mà không cần biết người lớn thực sự không thể tìm thấy chỗ giấu món đồ.

Dân mạng phấn khích với hình ảnh bé 3 tuần tuổi có tư thế ngủ y hệt lúc nằm trong bụng mẹ

"Nếu nhìn qua điện thoại của tôi, bạn có thể sẽ tìm thấy cả đống ảnh chụp thằng bé ở tư thế ngủ giống hệt như vậy".

TIN MỚI NHẤT