Mách chị em những dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu trong bụng mẹ

Mẹ bầu 29/01/2018 20:02

Thông qua những dấu hiệu cơ bản về tuần thai, cử động tay, chân của bé… chị em có thể biết được thời điểm con đã quay đầu trong bụng mẹ.

Để chuẩn bị chào đời, bé sẽ từ từ quay đầu trong bụng mẹ. Lúc này, thông qua những dấu hiệu cơ bản, mẹ sẽ biết thai nhi đã quay đầu hay chưa.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu

Bước vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu trong bụng mẹ. Lúc này, đầu con sẽ hướng xuống dưới cổ tử cung, gáy quay về phía bụng mẹ để chuẩn bị chào đời. Trước đó, bé sẽ nằm ở tư thế mông quay hướng xuống cổ tử cung.

Mách chị em những dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu trong bụng mẹ - Ảnh 1
Những tháng cuối thai kỳ, bé sẽ bắt đầu quay đầu trong bụng mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, nếu mẹ mang thai con đầu lòng, bé sẽ quay đầu ở tuần thứ 34 - 35 của thai kỳ. Từ lần mang thai thứ 2 trở đi, bé sẽ quay đầu ở  tuần thai thứ 36 – 37. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ sẽ quay đầu muộn hoặc sớm hơn thời điểm này.  

Bên cạnh việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu trong bụng mẹ thông qua tuần thai, mẹ bầu có thể dự đoán thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của con trong bụng. Chỉ cần để ý em bé đạp ở phần trên hay phần dưới bụng, mẹ sẽ biết con đã thay đổi vị trí hay chưa.

Trường hợp không thể xác định rõ ràng những dấu hiệu nói trên, chị em có thể đến gặp bác sĩ để tiến hành siêu âm, xác định tư thế nằm của thai nhi ở những tháng thai kỳ cuối.

Vị trí thai nhi quay đầu tốt nhất

Để bé chui khỏi bụng mẹ một cách thuận tiện, vị trí tốt nhất là đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Lúc này, khi mẹ chuyển dạ, thai nhi sẽ “đi qua” đường vòng hông một cách dễ dàng. Từ đó, bé sẽ nhanh chóng ra khỏi bụng mẹ hơn. Ngôi thai này được gọi là ngôi trước chỏm đầu.  

Một số bé tuy nằm đúng chiều nhưng phần gáy quay lưng về cột sống của mẹ thường được gọi là ngôi sau. Trẻ ở vị trí này dễ khiến mẹ có nguy cơ gặp phải một số rắc rối khi chuyển dạ như:

- Thời gian chuyển dạ kéo dài.

- Nguy cơ sinh mổ cao.

- Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ.

- Có thể sử dụng đến các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.

Lời khuyên cho mẹ bầu để thai nhi quay đầu đúng vị trí

Để giúp thai nhi thuận tiện quay đầu ở vị trí tốt nhất, chị em cần chú ý:

- Tư thế ngồi: Mẹ bầu luôn để đầu gối thấp hơn hông. Khi ngồi ghế, gồi ô tô… mẹ bầu nên sử dụng miếng đệm lót để hông cao hơn đầu gối. Chị em không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 45 phút. Nên lựa chọn chiếc ghế thiết kế có dáng đổ người về phía trước.

- Tư thế nằm: Cách chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng về bên trái để tăng tuần hoàn máu đến thai nhi, giúp bé dễ xoay người.

Mách chị em những dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu trong bụng mẹ - Ảnh 2
Khi mang bầu, chị em nên nằm nghiêng bên trái để bé dễ quay đầu - Ảnh minh họa: Internet

- Tập thể dục: Từ tuần thai thứ 37 trở đi, mẹ bầu nên tập những động tác thể dục sử dụng cả tay, chân, hông để dễ sinh nở. Những mẹ bầu có ngôi thai không thuận khi tập thể dục sẽ giúp ngôi thai dễ xoay chuyển.

- Bơi lội: Ở tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể đi bơi để bé xoay chuyển về bị trí ngôi thuận.

- Giơ chân lên cao: Từ tuần 30 trở đi, mẹ hãy nằm ở tư thế giơ chân lên cao, cơ thể mẹ nằm theo hướng dốc xuống đầu để bé quay đầu dễ dàng hơn. Lưu ý, mẹ bầu nên thực hiện 3 lần/ngày khi đói bụng để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.

- Bài tập với đầu gối – ngực: Mẹ bầu đứng thẳng lưng, sau đó đứng lên ngồi xuống sao cho đầu gối sát vào ngực. Từ tuần thai thứ 30 – 37, chị em nên tập bài tập này 2 lần/ngày trong vòng 5 – 15 phút để thai nhi quay đầu đúng vị trí sinh nở.

- Tập động tác bò 4 chân mỗi ngày để bé dễ di chuyển phần gáy về phía bụng mẹ.

Tại sao có những thai nhi mãi không chịu quay đầu?

Ngày nay, hầu hết các trường hợp thai ngôi mông thường được chọn mổ chủ động.

TIN MỚI NHẤT