Bà bầu thích ăn cay, thai nhi sẽ có phản ứng này trong bụng mẹ

Mẹ bầu 25/02/2020 06:00

Những phụ nữ có sở thích ăn cay khi bước vào thai kỳ đều thắc mắc liệu thói quen ăn uống này có ảnh hưởng đến bé.

Bà bầu có nên ăn cay?

Trên thực thế, thực phẩm cay hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, tiêu thụ nhiều thực phẩm cay quá mức trong khi bầu bí có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, dư axit, ợ nóng cùng một số bất lợi khác.

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với cơ thể mẹ bầu và thai nhi vì tỉ lệ dọa sảy cao. Nhiều chị em gần như từ bỏ thói quen ăn cay để đảm bảo an toàn.

Bà bầu thích ăn cay, thai nhi sẽ có phản ứng này trong bụng mẹ - Ảnh 1

Bà bầu có thể ăn cay nhưng không nên quá lạm dụng - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc ăn cay trong 3 tháng đầu thai kỳ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, bà bầu vẫn có thể ăn các món cay theo sở thích của bản thân nhưng không nên lạm dụng quá mức.

Bà bầu vẫn có thể tiếp tục ăn cay trong những giai đoạn sau của thai kỳ. Thuy nhiên, tiêu thụ thực phẩm cay trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba quá nhiều sẽ làm tăng khả năng bị ợ nóng và trào ngược axit.

Ở tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đang phát triển nhanh dẫn đến nguy cơ trào ngược axit dạ dày nếu bà bầu ăn cay quá nhiều.

Những lưu ý cho bà bầu thích ăn cay

Sẽ an toàn cho mẹ và bé khi bà bầu ăn các thực phẩm cay ở mức hạn chế. Lưu ý nên tránh ăn thức ăn cay tại các hàng quán bên ngoài. Cách tốt nhất bạn nên mua gia vị và tự chế biến các món ăn cay tại nhà.

Ăn quá nhiều thức ăn cay có thể ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa bà bầu gây ra những rủi cho cho hệ tiêu hóa như:

Ốm nghén nặng hơn: Hiện tượng ốm nghén thường phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ do thay đổi nồng độ hormone. Bà bầu ăn cay có thể khiến cơn ốm nghén diễn ra mạnh mẽ hơn.

Gia tăng hiện tượng ợ nóng: Các thức ăn cay có thế làm gia tăng chứng trào ngược axit và làm nặng thêm chứng ợ nóng, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Bà bầu ăn cay có thể kết hợp uống một ly sữa để giảm thiểu chứng ợ nóng. Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng sau khi ăn thực phẩm cay.

Bà bầu thích ăn cay, thai nhi sẽ có phản ứng này trong bụng mẹ - Ảnh 2

Bà bầu nên sử dụng các gia vị cay một cách thích hợp - Ảnh minh họa: Internet

Để thói quen ăn cay không ăn hưởng đến thai nhi và sức khỏe thai kỳ, bà bầu nên sử dụng các gia vị cay một cách thích hợp. Khi sử dụng các hương liệu cay ngoài tiêu, ớt, bà bầu nên kiếm tra bao bì và hạn sử dụng cẩn thận.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn một số gia vị cay phù hợp như:

Mù tạt: Hương vị cay nồng của mù tạt hay các loại wasabi có thể kích thích vị giác bà bầu và vẫn đảm bảo an toàn khi ăn uống trong thai kỳ.

Sốt cà ri: Là dạng hỗn hợp của hành tây, tỏi, ớt và tất cả các loại gia vị phổ biến. Nước sốt cà ri được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm Ấn Độ và an toàn cho các bà bầu sử dụng.

Kim chi: Các món kim chi cay, dưa chua cay có thể thỏa mãn cơn thèm thực phẩm cay của bà bầu.

Hạt tiêu: Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo có thể giúp bà bầu giải cảm. Đặc tính chống khuẩn của hạt tiêu cũng giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ.

Ớt: Ngoài tiêu, ớt cũng là một trong những loại gia vị cay phổ biến. Bà bầu có thể thêm ớt vào các món ăn cần vị cay hoặc chén nước mắm ớt chấm rau củ quen thuộc.

Chóng mặt, buồn nôn khi mang thai - Những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả

Chóng mặt buồn nôn khi mang thai là triệu chứng nhiều mẹ bầu gặp phải. Nguyên nhân gây ra hiện tượng chóng mặt này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết.

TIN MỚI NHẤT