7 cách bảo vệ tai khi nước tràn vào do tắm hoặc đi bơi

Kiến thức hay 09/05/2022 18:16

Rất nhiều người bị tình trạng nước vào tai sau khi tắm hoặc bơi, gây nên cảm giác khó chịu và bối rối không biết xử lý làm sao cho an toàn. Những phương pháp đơn giản sau sẽ giải đáp cho chúng ta.

Nước vào tai là tình trạng xảy thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày khi đi tắm hoặc đi bơi. Nước vào tai không chỉ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà còn có thể cản trở thính giác và dẫn đến nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây viêm tai ngoài cấp tính.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), viêm tai ngoài cấp tính có thể gây đau, ngứa, đỏ, sưng tai. Bạn cũng có thể cảm thấy đau khi dái tai bị kéo giãn hoặc áp lực lên tai. Nếu có những triệu chứng này, tốt nhất bạn nên đi khám.

7 cách bảo vệ tai khi nước tràn vào do tắm hoặc đi bơi - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Không nên cố gắng tự khắc phục vấn đề về tai tại nhà. Hãy cẩn thận vì bạn có thể làm tổn thương tai nếu thiếu kinh nghiệm và sử dụng các dụng cụ không phù hợp. Đặc biệt, nếu dùng tăm bông ngoáy tai,… bạn có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn và làm tổn thương màng nhĩ.

Nếu bạn muốn thoát nước trực tiếp ra khỏi tai, bạn nên tiếp cận nó một cách nhẹ nhàng và cẩn thận nhất có thể. Trong một bài báo trực tuyến của 'Sức khỏe phụ nữ' - tạp chí phụ nữ của Mỹ, theo lời khuyên của Angela Peng - bác sĩ tai mũi họng tại Đại học Y khoa Baylor đã giới thiệu những cách đẩy nước ra khỏi tai an toàn và những điều không nên làm khi nước vào tai.

1. Giữ tai càng khô càng tốt

Đội mũ bơi, đeo nút tai và đồ bơi phù hợp trước khi lặn xuống hồ bơi hoặc biển sẽ ngăn nước vào tai và gây ra các vấn đề ngay từ đầu.

2. Lau khô tai hoàn toàn sau khi tắm hoặc bơi

Đầu tiên, lau sạch bằng khăn mềm. Sau đó, cúi đầu xuống và hướng tai xuống dưới để nước chảy. Ngoài ra, sử dụng máy sấy tóc hoặc sử dụng quạt với nhiệt độ và tốc độ thấp nhất để thổi không khí vào tai, làm khô tai nhẹ nhàng nhưng vẫn an toàn.

7 cách bảo vệ tai khi nước tràn vào do tắm hoặc đi bơi - Ảnh 2
Ảnh minh họa

3. Thử trộn cồn khử khuẩn và giấm trắng

Theo Giáo sư Peng, nếu tình trạng viêm tai ngoài cấp tính xảy ra bất ngờ, bạn có thể thử dùng dung dịch gồm một nửa cồn khử khuẩn và một nửa giấm trắng. Dùng ống nhỏ giọt vô trùng nhỏ 3 đến 4 giọt vào mỗi tai, đợi 30 giây rồi nghiêng đầu sang một bên để dung dịch chảy ra.

4. Khi đi tắm, hãy nhét một miếng bông vào tai

Giáo sư Peng cho biết: Nếu thường xuyên tắm vòi hoa sen, thì việc bịt lỗ tai bằng một miếng bông có bôi một chút vaseline có thể giúp ngăn nước vào tai. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng miếng bông gạc này một lần.

5. Kéo dái tai hoặc lắc đầu

7 cách bảo vệ tai khi nước tràn vào do tắm hoặc đi bơi - Ảnh 3
Ảnh minh họa

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng kéo dái tai hoặc lắc đầu đôi khi có thể là một giải pháp nhanh chóng. Bạn cũng có thể làm cho nước chảy ra từ từ ngay cả khi bạn nằm xuống, kê đầu lên một chiếc khăn và kéo dái tai nhẹ nhàng vẫn rất hiệu quả.

6. Tham khảo, trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đẩy nước

Thuốc làm khô tai có thể hữu ích khi bạn bị nước vào tai sau khi bơi, tắm thường hoặc tắm vòi sen. Tuy nhiên, theo CDC, nếu màng nhĩ bị thương, bị viêm tai ngoài cấp tính hoặc tai bị chảy mủ thì không nên tự ý sử dụng thuốc. Vì vậy, cần phải hỏi ý kiến ​​của bác sĩ để được điều trị đúng cách.

7. Khi tất cả các phương pháp trên không hiệu quả, hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế về Tai mũi họng

Nếu nước vào tai ảnh hưởng đến thính giác, khiến bạn cảm thấy nghẹt mũi hoặc nếu các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ tai mũi họng. Nếu có nhiều ráy tai và thường xuyên bị nhiễm trùng, bạn cũng nên đi khám để được xử lý và điều trị an toàn.

Một loạt thiết bị quen thuộc trong gia đình “nằm không” cũng tốn cả trăm ngàn tiền điện

Những thiết bị này dùng ở trạng thái không sử dụng nhưng cũng âm thầm tiêu tốn một lượng điện không nhỏ của gia đình bạn.

TIN MỚI NHẤT