Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật kể từ tháng 6

Đời sống 23/05/2025 15:17

Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa gửi văn bản đến các nhà mạng tại Việt Nam yêu cầu chặn ứng dụng Telegram, thực hiện theo đề nghị từ cơ quan công an. Các doanh nghiệp viễn thông được yêu cầu báo cáo kết quả và giải pháp xử lý về Cục trước ngày 2/6.

Theo thông tin từ Vietnam+, ngày 21/5 vừa qua, Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa có văn bản Số 2312/CVT-CS về việc ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cụ thể, Cục Viễn thông nhận được văn bản số 2898/A05-P5 ngày 24/4/2025 của Cục An ninh mạng và phòng. chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an về việc phối hợp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam.

Theo văn bản, cơ quan công an thông tin về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram như có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam. Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, phát tán tài liệu chống phá, xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma tuý; có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố,...

Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật kể từ tháng 6 - Ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo thông tin từ VnExpress, việc lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện hành vi chống phá, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 9, Luật Viễn thông. Khi đó, doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch vụ.

 

Theo quy định tại Nghị định 147/2024 của Chính phủ về quản lý Internet, Telegram phải tuân thủ các quy định pháp luật khi cung cấp dịch vụ xuyên biên giới cho người sử dụng Việt Nam.

Ứng dụng này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, loại bỏ, ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ xử lý, triển khai biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn hành vi vi phạm.

Kể từ ngày 1/1, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo, Cục Viễn thông cho biết đã nhiều lần có văn bản nhưng Telegram không chấp hành quy định.

Cục cho biết, trên thế giới Telegram bị Tổ chức cảnh sát quốc tế (Interpol) đánh giá "kém hợp tác nhất" với các cơ quan chức năng. Hiện có ít nhất đã có 8 nước (Tây Ban Nha, Pakistan, Na Uy, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Indonesia) có động thái hạn chế hoặc ngăn chặn vì thiếu hợp tác từ phía Telegram. Nước Nga, nơi Telegram thành lập, cũng từng chặn ứng dụng vào năm 2018 do bị các tổ chức khủng bố sử dụng để liên lạc với nhau. Trong khi đó, Telegram không phối hợp với Cơ quan an ninh Liên bang Nga để xử lý các sự việc liên quan.

 

Người mẫu nổi tiếng bị bạn trai đâm 9 nhát ngay trên livestream vì nói lời chia tay

Đoạn video ghi lại khoảnh khắc sau vụ tấn công, do chính Luna quay bằng điện thoại, cho thấy cô đau đớn gào thét. Khi xoay camera, có thể thấy lưỡi dao lớn – được cho là đã gãy ra từ con dao gây án – nằm cạnh bàn chân bị rạch sâu của cô, với vết thương hở rõ rệt giữa ngón chân cái và ngón thứ hai.

TIN MỚI NHẤT