Ngày 14/5, kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Triệu Thị Huyền Trang (SN 1996; trú tại phường Dương Đông, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) 30 năm tù giam về các tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức'.
- Kon Tum xảy ra 2 trận động đất liên tiếp vào sáng nay (14/5/2025)
- Phát hiện gần 500kg chân gà, đuôi lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ ở Nghệ An
Theo thông tin từ báo Thanh Niên, dựa vào cáo trạng, Triệu Thị Huyền Trang (SN 1996; trú tại phường Dương Đông, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) từng có 2 tiền án vào các năm 2013 và 2022 cũng với các tội danh trên, bị tuyên tổng cộng 30 năm tù nhưng được hoãn thi hành án nhiều lần do mang thai và nuôi con nhỏ. Lợi dụng chính sách nhân đạo, Trang sinh liền 5 người con, mỗi lần cách nhau dưới 3 năm, nhằm tránh thi hành án.
Trong khi đang được hoãn chấp hành án, vào đầu năm 2019, Trang nhiều lần vay tiền của chị L.T.H. (chị dâu bà con) với lý do làm thủ tục sang tên các bất động sản ở Phú Quốc. Trang dựng chuyện đang nhờ dịch vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chị H. đứng tên nhằm dễ vay ngân hàng, hứa sẽ cùng vay và chia lợi nhuận.
Để che giấu việc không có đất như cam kết, Trang lên mạng tìm mẫu giấy tờ, sau đó tự chỉnh sửa, làm giả 32 "Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả" của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Phú Quốc, rồi gắn mã vạch và thông tin giả. Khi chị H. mang giấy đến cơ quan chức năng kiểm tra thì mới phát hiện toàn bộ giấy tờ đều là giả mạo nên báo công an.

Hội đồng xét xử nhận định bị cáo Trang có hành vi tái phạm đặc biệt nguy hiểm, lợi dụng chính sách khoan hồng để trốn tránh pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về tài sản và mất lòng tin trong xã hội.
Tòa tuyên phạt Trang 18 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 4 năm tù về tội "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức", tổng cộng 22 năm tù. Đồng thời, cộng hình phạt 30 năm tù chưa thi hành từ bản án trước, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù – mức tù cao nhất trong khung hình phạt có thời hạn.
Ngoài ra, bị cáo có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền cho bị hại H.
Trước đó, theo thông tin từ báo Pháp luật TP.HCM, ngày 29/9/2024, đơn vị vừa phối hợp với Đồn biên phòng cửa khẩu Bình Hiệp (tỉnh Long An) bắt giữ Đoàn Thị Hằng, SN 1983, ngụ khu Đoàn Kết, xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ. Bà Hằng là bị án đang trốn quyết định thi hành án.
Theo Bản án số 21/2014/HSST ngày 30-5-2014 của TAND thị xã Phú Thọ, Đoàn Thị Hằng bị tuyên phạt 7 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên Hằng được hoãn chấp hành án phạt tù.

Cụ thể, bản án của TAND thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản án của TAND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tuyên phạt 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bản án của TAND tỉnh Vĩnh Phúc tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án của TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. TAND thành phố Hà Nội ra quyết định số 09/2024/QĐ-CA tổng hợp hình phạt của nhiều vụ án đối với bị án Đoàn Thị Hằng là 30 năm tù.
Ngày 4/6, TAND tỉnh Phú Thọ ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù đối với bị án Đoàn Thị Hằng, yêu cầu bị án phải có mặt tại cơ quan công an để đi thi hành án. Tuy nhiên, sau đó Đoàn Thị Hằng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, lẩn trốn tại nhiều tỉnh, thành và trốn ra nước ngoài.