Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào?

Chăm sóc con 05/08/2019 05:00

Bé sơ sinh không đi ngoài có thể là dấu hiệu của táo bón, hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng như hẹp hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh.

Đối với trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài và tính chất phân cũng có thể phản ánh rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy khi trẻ sơ sinh không đi ngoài thì bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời chữa trị.

CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐI NGOÀI

Thông thường, bé sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi ngoài khoảng 5-6 lần 1 ngày. Một số bé cũng 2-3 ngày mới đi ngoài nhưng nếu phân của bé vẫn mềm nhuyễn thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Các bé bú sữa công thức sẽ đi ngoài ít hơn so với bé bú sữa mẹ. Trung bình bé bú sữa công thức đi ngoài 1-3 lần 1 ngày tùy thuộc vào loại sữa bé uống.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào? - Ảnh 1

Bé bú sữa mẹ đi ngoài trung bình 5-6 lần 1 ngày. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên mỗi bé sẽ có số lần đi ngoài khác nhau tùy vào thể trạng từng bé. Vì vậy bố mẹ nên theo dõi số lần đi ngoài bình thường của bé. Bé sơ sinh có dấu hiệu không đi ngoài khi bé đi ngoài ít hơn so với bình thường hoặc hơn 3 ngày mà bé không đi đại tiện.

NGUYÊN NHÂN

Trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Táo bón: Táo bón là nguyên nhân phổ biến khiến bé sơ sinh không đi ngoài. Chế độ ăn uống của mẹ thay đổi hoặc bé bú ít có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

- Tắc ruột: Từ 0-6 tháng tuổi bé dễ có khả năng bị tắc ruột hoặc lồng ruột. Dấu hiệu của bệnh là bé không đi ngoài kèm theo việc quấy khóc do dau bụng, bụng căng cứng, không đánh rắm và nôn nhiều.

- Hẹp hậu môn: Nếu bị hẹp hậu môn thì bé sẽ có một trong các dấu hiệu như không đi ngoài, chướng bụng, nôn mửa, không có lỗ hậu môn, có màng che lỗ hậu môn, lỗ hậu môn ở vị trí bất thường…

Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào? - Ảnh 2

- Phình đại tràng bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở bé sơ sinh. Tỉ lệ bị bệnh là 1/5000 và bé trai thường có khả năng bị bệnh cao hơn so với bé gái. Để điều trị phình đại tràng thì bố mẹ phải cho bé đi phẫu thuật.

CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐI NGOÀI

Điều quan trọng nhất là khi bé sơ sinh không đi ngoài là bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bé bị bệnh để có giải pháp điều trị hợp lý. Trong các trường hợp bé không đi ngoài được do bệnh lý như hẹp hậu môn, phình đại tràng thì bé cần được đến bác sĩ để khám chữa, phẫu thuật.

Ngoài ra bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp bé đi ngoài dễ dàng:

- Tập thể dục cho bé: Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường, hai chân hướng về phía mẹ. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển chân của bé theo vòng tròng giống như đang đạp xe đạp. Điều này sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

- Massage bụng: Mẹ đặt ba ngón tay ở bên trái, dưới rốn của bé. Sau đó mẹ nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ. Dùng lực nhẹ nhàng, không quá mạnh. Thời gian massage là từ 5-10 phút. Massage bụng sẽ giúp kích thích phần đại tràng hoạt động giúp bé có thể đi ngoài bình thường.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào? - Ảnh 3

Trẻ sơ sinh không đi ngoài, bố mẹ cần xử trí như thế nào? - Ảnh 4

- Đổi nhãn hiệu sữa: Nếu bé đang uống sữa công thức thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi nhãn hiệu sữa mới cho bé.

- Mẹ ăn uống lành mạnh: Đối với các bé đang bú mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi ngoài của bé. Mẹ nên ăn uống lành mạnh, khoa học với chế độ ăn nhiều rau, củ quả, hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

 

Theo bác sĩ Vũ Ngọc Anh, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài có thể do bệnh lý hậu môn trực tràng (cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm).

Nếu dưới 6 tháng tuổi thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ thì mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, rau, quả có nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón cho mẹ và con.

Bé ăn sữa bò pha đặc, sữa công thức cũng có thể gây táo bón (không đi ngoài), chú ý pha sữa đúng công thức, tuyệt đối không pha trộn các loại sữa với nhau.

Nên kết hợp dùng tay xoa nhẹ nhàng bụng vùng quanh rốn mỗi ngày 2-3 lần giữa 2 bữa ăn để kích thích nhu động ruột cho bé.

Tốt nhất cha mẹ nên cho bé tới chuyên khoa tiêu hóa nhi hoặc khám tư vấn dinh dưỡng tìm nguyên nhân để khắc phục khi trẻ sơ sinh không đi ngoài

Những điều cần biết khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Trong điều kiện thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngôt, tỉ lệ trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi ngày càng tăng. Bệnh thường tập trung ở các nhóm như sau: trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi hắt hơi, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi khò khè, trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi sốt, trẻ sơ sinh bị ho có đờm…

TIN MỚI NHẤT