Đây chính là điều cha mẹ nên lo lắng khi con cái thường xuyên bị muỗi đốt

Chăm sóc con 07/03/2019 13:00

Ngày càng nhiều cha mẹ phát hiện thấy những vết muỗi đốt bị viêm xuất hiện trên da của bé. Hiện tượng này là bình thường hay là dấu hiệu của bệnh dị ứng?

Muỗi cần máu để sống và nó tìm nguồn thức ăn này bằng cách chọc chiếc vòi dài của mình xuyên qua da chúng ta. Các bạn có thể hình dung tới những chiếc ống hút, nhưng để máu có thể chảy qua ống hút mà không gặp vấn đề gì, muỗi tiêm một vài chất đặc biệt kèm nước bọt của chúng vào da chúng ta. Hỗn hợp này có tác dụng khóa hệ thống đông máu tự nhiên của cơ thể.

Hệ miễn dịch của cơ thể người sau đó nhận được tín hiệu khởi động và phá hủy các chất ngoại lai trên. Để làm được việc này, phản ứng miễn dịch của chính chúng ta dẫn tới sự phát triển của các nốt đỏ gây ngứa đặc trưng mẩn lên trên da mà chúng ta thường gọi là "vết muỗi đốt". Phản ứng cục bộ thường bao gồm tình trạng sưng tức thời đi kèm nổi đỏ xung quanh, đạt đỉnh vào khoảng 20 phút. Sau đó, một nốt mẩn gây ngứa mọc lên khoảng 24 giờ sau và biến mất trong tuần tiếp theo.

Đây chính là điều cha mẹ nên lo lắng khi con cái thường xuyên bị muỗi đốt - Ảnh 1

Một số trẻ có phản ứng khá nặng nề với vết muỗi đốt (Ảnh minh họa)

Điều thú vị là theo thời gian, với các vết muỗi đốt liên tiếp, tất cả chúng ta đều trải qua trạng thái giống như là được gây tê. Trong khi mọi người vẫn bị sưng lên ở vị trí bị muỗi đốt, phản ứng sần da và ngứa ngáy bị trì hoãn có xu hướng ngày càng giảm đi. Đó là lý do tại sao trẻ em có nhiều vết muỗi đốt nghiêm trọng hơn nếu so với người lớn.

Một số trẻ có phản ứng là vết muỗi đốt lớn hơn trong khi những trẻ khác thì nhỏ hơn. Một phần bởi không có 2 con muỗi nào giống hệt nhau và phần lớn bởi hệ miễn dịch của mỗi người phản ứng khác nhau.

Phản ứng cục bộ diện rộng:

Điều mà chúng ta được biết tới nhiều hơn là chuyện các em bé có phản ứng cục bộ diện rộng thực sự nghiêm trọng. Những phản ứng này cho tới nay là dạng phản ứng dị ứng phổ biến nhất với vết muỗi đốt và xuất hiện do hệ miễn dịch của cơ thể, vì một lý do nào đó đã bị kích thích hơi quá mạnh.

Những phản ứng này có đặc điểm điển hình là những vùng da bị sưng lớn, có thể mẩn đỏ, gồ lên, chạm vào gây cảm giác nóng và thậm chí đau. Chúng có thể có đường kính 5-10cm và thậm chí lan rộng, che phủ cả mặt và toàn bộ một chi.

Tương tự phản ứng thông thường với vết muỗi đốt, những phản ứng cục bộ diện rộng kia xuất hiện trong vài giờ đồng hồ, có xu hướng đạt đỉnh trong khoảng 12-24 giờ và mất khoảng 1 tuần để tự khỏi.

Đây chính là điều cha mẹ nên lo lắng khi con cái thường xuyên bị muỗi đốt - Ảnh 2

Cha mẹ đừng quá chủ quan với những vết muỗi đốt trên cơ thể bé (Ảnh minh họa)

Nhưng phụ huynh cần nhớ rằng, trong trường hợp bị muỗi cắn thì điều duy nhất không ổn với trẻ là phản ứng diện rộng. Nếu không, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

Đôi khi, việc phân biệt phản ứng diện rộng với nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp không hề dễ dàng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp xảy ra khi những ngón tay bị bẩn của trẻ không thể ngừng gãi vào những nốt muỗi đốt sưng, ngứa. Hành động này cho phép vi khuẩn thâm nhập dưới da và gây nhiễm trùng. Sự khác biệt chủ chốt nằm ở thời gian. Một số phản ứng cục bộ do muỗi đốt xuất hiện trong vòng vài giờ đồng hồ nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn thứ cấp cần nhiều ngày để "lộ diện".

Cha mẹ cần quan tâm đặc biệt khi phát hiện những triệu chứng sau trên cơ thể của bé:

- Mề đay xuất hiện khắp cơ thể

- Đau bụng

- Khó thở

- Nôn mửa

- Lưỡi hoặc môi bị phồng rộp

- Mạch đập nhanh hoặc huyết áp thấp

- Uể oải, lờ đờ hoặc bị ngất

Đây chính là điều cha mẹ nên lo lắng khi con cái thường xuyên bị muỗi đốt - Ảnh 3
Ảnh minh họa: Internet

Nếu con bạn có bất cứ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, trẻ cần được kiểm tra lập tức. Hãy gọi xe cấp cứu hoặc trực tiếp đưa con tới viện.

Nhưng đôi khi, với một số trẻ, những triệu chứng này ở mức nhẹ, đến và đi trong vài phút. Đừng vội an lòng bởi với nhiều vết muỗi đốt hơn, phản ứng của trẻ có thể tiến triển tới mức một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đủ để đe doạ tính mạng. Trẻ có thể bị muỗi đốt 10-20 lần trước khi phản ứng nghiêm trọng xảy ra. Tuy nhiên, đừng để những lần con bị muỗi đốt trước đó khiến bạn chủ quan rằng không có gì bất ổn cả.

Tóm lại, nếu con bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào trong danh sách trên, lập tức đưa con đi khám.

Làm thế nào để xử lý những vết muỗi đốt khó chịu?

Đây chính là điều cha mẹ nên lo lắng khi con cái thường xuyên bị muỗi đốt - Ảnh 4
Ảnh minh họa: Internet

Bước đầu tiên, rất rõ ràng, là tránh để con bị muỗi đốt.

- Lau dọn sạch bất cứ dụng cụ đựng nước thừa nào giúp giảm môi trường sinh sôi nảy nở của muỗi.

- Ở trong nhà. Đóng các cửa ra vào, cửa sổ thật chặt.

- Tránh ra ngoài vào lúc hoàng hôn và bình minh. Nhưng nếu bạn thực sự cần ra ngoài, hãy mặc áo dài tay, quần dài.

- Thoa kem chống muỗi chất lượng tốt và thoa lại khi bạn ở ngoài trời trong nhiều giờ liền.

Trường hợp con bị muỗi đốt cha mẹ có thể thử các mẹo nhỏ sau:

- Làm mát vùng bị muỗi đốt dưới vòi nước có thể giúp ích. Nhưng lý tưởng nhất là lấy một viên đá lạnh hoặc túi chườm lạnh xoa vào vết muỗi đốt.

- Các loại kem chứa steroid đơn giản có thể mua tại hiệu thuốc cũng giúp giảm ngứa - đặc biệt khi lịch trình ngủ nghỉ của bé có thể bị đảo lộn.

- Nhìn chung, da khô là da dễ bị ngứa. Do đó, hãy đảm bảo dưỡng ẩm tốt cho làn da của bé.

- Các loại thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ có thể an toàn để thử. Nhưng tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm ra loại phù hợp nhất với con bạn.

Với phần lớn các trường hợp đơn giản, vết muỗi đốt là chuyện "bình thường" đối với trẻ em. Nhưng nếu con bạn gặp phải triệu chứng bất ổn hơn so với một vết muỗi đốt bình thường, hãy gọi điện cho bác sĩ để xin ý kiến, để không có chuyện gì đáng lo ngại có thể xảy ra sau đó.

Con thở khò khè và suýt chút mất mạng, mẹ lên tiếng cảnh báo về món ăn vặt đứa trẻ nào cũng ghiền lại là nguy cơ

Người mẹ này đã biết có điều không ổn khi nghe thấy tiếng ho của con trai mình khá lạ, không giống bình thường chút nào.

TIN MỚI NHẤT