Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Chăm sóc con 09/06/2018 11:30

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường có biểu hiện nôn trớ, quấy khóc, không đại tiện trong nhiều ngày.... Rất nhiều bà mẹ cảm thấy bối rối và không biết làm gì để ổn định hệ tiêu hóa của con.

Nguyên nhân và dấu hiệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện bất thường thuộc về bệnh lý dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: Trẻ dùng thuốc dẫn đến tác dụng phụ, chế độ ăn dặm thay đổi đột ngột làm đường ruột bị ảnh hưởng....

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ có những dấu hiệu thường gặp sau:

- Nôn trớ: Chứng rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ (2 – 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn).

- Trẻ chậm đi đại tiện: Nhiều ngày trẻ mới đi đại tiện, đại tiện phân cứng cũng là những hiện tượng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? - Ảnh 1
Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh phổ biến ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

- Khóc thét dữ dội: Những cơn khóc thét dữ dội (cơn khóc co thắt ruột hoặc hội chứng colic) thường xuất hiện ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Một trong số những nguyên nhân là do tình trạng ợ hơi khó chịu ở trẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, những biểu hiện rối loạn nêu trên thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, chúng đều không đáng lo ngại.

Làm gi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa?

Trong quá trình phát triển ở trẻ, rối loạn tiêu hóa là bệnh lý không thể tránh khỏi khi chuyển tiếp từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn tập ăn dặm hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn dặm của con.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên: “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nếu ảnh hưởng đến sức khỏe với các triệu chứng không thể ăn được, ăn bao nhiêu nôn ra bấy nhiêu, trẻ quấy khóc nhiều, sốt li bì thì cần đưa đi khám. Nếu không có những biểu hiện này, mẹ chỉ cần tăng cường các lần bú, cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày và theo dõi tình hình sức khỏe”.

Bên cạnh đó, đối với những trẻ có biểu hiện không đi đại tiện dài ngày nhưng kiểm tra thấy phân mềm, trẻ vẫn bú mẹ đầy đủ và lên cân thì chỉ cần học cách xoa xụng để kích thích đường ruột, giúp nhuận tràng. Nhiều trẻ đi đại tiện có dấu hiệu rên la, mặt nhăn nhó có thể đang trong giai đoạn tập rặn.

Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? - Ảnh 2
Mẹ nên theo dõi các lần bú kết hợp xoa bụng cho trẻ để khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp trẻ bị nôn trớ, các bà mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều trẻ sau 1 tuổi mới hết nôn trớ.

Điều quan trọng trọng việc chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa chủ yếu là cách các bà mẹ tự ổn định và theo dõi tình trạng sức khỏe bé tại nhà. Nếu tình trạng xấu đi mới cần thăm khám, bác sĩ Khanh cho hay.

Nguy hại khi lạm dụng men tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Theo các bác sĩ, việc phụ huynh cho con sử dụng “vô tội vạ” men tiêu hóa mà không có chỉ định của nhân viên y tế sẽ dẫn đến những hậu quả lâu dài và khó lường đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa một cách bừa bãi, tránh gây hại đến sức khỏe của trẻ.

TIN MỚI NHẤT